Trên một bục đá rộng hơn 7 m, đền Jupiter ở Baalbek, Lebanon, được biết đến là khu bảo tồn La Mã cổ đại lớn nhất. Cho tới nay, người thiết kế ngôi đền cũng như thời điểm chính xác xây dựng công trình này vẫn còn là ẩn số. Ngôi đền có thể bắt đầu xây dựng vào khoảng năm 16 trước Công nguyên và gần hoàn thành vào khoảng năm 60 sau Công nguyên. Ảnh: Brewminate.
Tuy nhiên, để tạo ra quần thể đền thờ khổng lồ này, con người đã phải mất 3 thế kỷ xây dựng. Vào năm 524-525, sét đã phá hủy tòa nhà. Sau đó, hoàng đế Justinian (trị vì từ năm 527-565) bắt đầu gỡ bỏ các cột đá granit. Khi các cuộc thập tự chinh (chiến tranh tôn giáo) diễn ra, những viên đá được tái sử dụng để làm pháo đài. Ảnh: Pinterest.
Ngôi đền có kích thước 88x48 m, bao quanh bởi không dưới 54 cột đá. Những cột đá cao 20 m, đường kính khoảng 2 m. Dầm ngang cố định phía trên có chiều cao 5 m. Bên trong ngôi đền là những bức tường cao và các cột làm bằng gỗ tuyết tùng nhằm hỗ trợ mái lớn. Ảnh: Istock.
Những máng xối có hình dạng đầu sư tử được thiết kế để thoát nước khi tuyết tan. Vào những ngày đầu mùa xuân, cảnh tượng trở nên tuyệt đẹp khi nước tan chảy và rơi từ độ cao 25 m. Ngôi đền được xây dựng để thờ Jupiter Heliopolitanus, vị thần tối cao trong tôn giáo và thần thoại La Mã cổ đại. Ảnh: Uerria.witclub.
gôi đền được xây dựng trên sân thượng cao 13 m làm từ 24 tảng đá nguyên khối. Tảng đá có trọng lượng thấp nhất nặng khoảng 300 tấn. 3 tảng đá ở đầu phía tây có kích thước không dưới 19x4x3 m và nặng khoảng 800 tấn mỗi viên. Ảnh: Minube.
Theo thời gian, ngôi đền chỉ còn lại 6 cột nhà phía nam với các dầm ngang cố định bên trên. Các kiến trúc gần như hoàn hảo ở phía nam. Trong khi đó, những cơn gió mùa đông đã khiến bề mặt kiến trúc phía bắc gần như trơ trụi. Các dầm ngang còn sót lại được nâng bởi 6 cột đá nặng tới 60 tấn, một góc nặng hơn 100 tấn. Ảnh: Wikimedia Commons.
Tác giả bài viết: Theo Vân Anh (Zing)
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn