Phong tục đón lễ Vu Lan độc đáo ở các nước trên thế giới

Thứ ba - 13/08/2019 03:16
Không chỉ ở Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đón lễ Vu Lan theo những phong tục khác nhau.
Phong tục đón lễ Vu Lan độc đáo ở các nước trên thế giới

Nhật Bản

Có thể nói, lễ hội Obon được coi như lễ Vu Lan của người Nhật Bản. Obon là lễ hội được mong chờ nhất trong mùa thu của người Nhật Bản. Lễ hội này mang ý nghĩa chào đón sự ghé thăm của những linh hồn tổ tiên đã khuất, thể hiện lòng biết ơn và cầu an cho các linh hồn.

Ngày nay, lễ hội này cũng trở thành dịp để sum họp gia đình và thể hiện tình yêu thương đối với những người còn sống.

 phong tuc don le vu lan doc dao o cac nuoc tren the gioi hinh anh 1

Lễ hội Obon tại Nhật Bản.

Trước ngày tổ chức lễ hội, tức khoảng ngày 13 tháng 7 âm lịch, người dân sẽ treo những chiếc lồng đèn trước cửa nhà và cả những con đường dẫn vào nhà để chào đón và dẫn lối cho các linh hồn đã khuất về thăm nhà cũ.

Cùng ngày, người dân Nhật Bản sẽ thực hiện các hoạt động giống như tục Tảo Mộ của người Việt Nam cũng như chuẩn bị mâm cỗ cúng gồm các loại bánh đặc trưng cũng như trái cây được trình bày đẹp mắt.  

Kết thúc lễ hội Obon, người Nhật Bản sẽ thả vô số những đèn hoa đăng trên mặt nước, còn gọi là nghi thức Togo Nagashi. Đây được thay cho lời chào tạm biệt để các linh hồn tổ tiên có thể trở về thế giới riêng của họ sau chuyến viếng thăm con cháu.

Trung Quốc

Thường thì người Phật tử ở Trung Hoa tổ chức lễ Vu lan từ ngày 15/7 cho đến ngày 30/7 âm lịch. Trong ngày lễ Vu Lan, người dân Trung Quốc thường sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên tổ tiên ba lần mỗi ngày, buổi lễ chính vào lúc hoàng hôn. Bên cạnh đó, họ cũng đi thăm viếng mộ phần của người đã khuất cũng như quét dọn, sửa sang lăng mộ.

 phong tuc don le vu lan doc dao o cac nuoc tren the gioi hinh anh 2

Trong ngày lễ Vu lan, các vị chư Tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người đã khuất được ấm no, an lành. Phật tử ở Trung Hoa thường tới những ngôi chùa lớn để thắp hương, cầu nguyện, phát gạo cho người nghèo, đốt giấy tiền, vàng mã cho những người đã khuất.

Đài Loan

Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người Đài Loan luôn giữ truyền thống lâu đời đó là thả đèn hoa đăng để soi sáng những linh hồn người đã khuất. Người Đài Loan quan niệm rằng, đèn trôi càng xa, gia chủ càng gặp nhiều tài lộc.

 phong tuc don le vu lan doc dao o cac nuoc tren the gioi hinh anh 3

Lễ hội "Ma đói" tại Đài Loan.

Tại Đài Loan, theo truyền thống, mỗi hộ gia đình Đài Loan sẽ chuẩn bị lễ vật để cúng cho những hồn ma đói tại một ngôi miếu hoặc trên một bàn thờ tạm phía trước nhà. Ngoài ra, họ cũng mời các nhà sư để cầu nguyện cho người thân đã qua đời được bình an, siêu thoát.

Cũng vào dịp này, người Đài Loan thường tổ chức những lễ hội rước ma với quy mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước.

Hàn Quốc

Với người Hàn Quốc, dịp lễ Vu Lan báo hiếu - diễn ra vào Rằm tháng 7 là dịp để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, cùng cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại có thêm phúc thọ, cha mẹ, ông bà quá cố được siêu thoát.

 phong tuc don le vu lan doc dao o cac nuoc tren the gioi hinh anh 4

Lễ Vu lan tại Hàn Quốc

Trong ngày này, người Hàn Quốc thường tự tay chuẩn bị những tấm thiệp tình cảm hay tặng những món quà ý nghĩa cho cha mẹ mình.  

Gần giống như ở Việt Nam, trong ngày này, những ai may mắn còn mẹ sẽ cài lên ngực mẹ đóa hoa cẩm chướng màu đỏ, còn những ai thiệt thòi không còn mẹ thì cài lên ngực mình đóa hoa cẩm chướng màu trắng.

Việt Nam

Ở Việt Nam, ngày lễ Vu Lan thường tổ chức vào dịp ngày rằm tháng 7 hàng năm theo lịch âm. Vào ngày này, theo đạo Phật, những người con thường làm một số việc để thể hiện lòng thành kính của mình đối với ông bà, cha mẹ như đến chùa tụng kinh, niệm phật, chuẩn bị mâm cơm dâng lên bàn thờ Tổ tiên, ăn chay, dành tặng những lời chúc, những món quà ý nghĩa cho ông bà, cha mẹ.

 phong tuc don le vu lan doc dao o cac nuoc tren the gioi hinh anh 5

Đặc biệt, lễ Vu Lan ở Việt Nam còn có nghi lễ cài hoa hồng lên ngực áo. Ai vẫn còn cha mẹ thì cài hoa hồng đỏ, ai đã mất mẹ cài hoa hồng trắng. Đây là một nghi lễ được thực hiện từ thập niên 60 do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng.

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây