Kỹ xảo của 'Tây du ký 1986' thô sơ và nghèo nàn đến mức nào?

Thứ sáu - 04/01/2019 08:59
Long cung thực ra là bể cá, Bạch Cốt Tinh chỉ là giấy mô phỏng, Hồng Hài Nhi phun lửa nhờ súng đạo cụ. 32 năm trước, ê-kíp "Tây du ký" không thể ngờ phim có thể thành kinh điển.
Kỹ xảo của 'Tây du ký 1986' thô sơ và nghèo nàn đến mức nào?

 

Kỹ xảo của 'Tây du ký 1986' thô sơ và nghèo nàn đến mức nào?
Nhân dân Nhật báo nhận xét đạo diễn Dương Khiết quá thành công khi tạo ra Tây du ký 1986 kinh điển trên màn ảnh nhỏ. Bộ phim được bà ấp ủ từ rất lâu trước khi bấm máy vào năm 1982. 4 năm thực hiện với kinh phí ít ỏi, phim ra mắt khán giả và đạt tỷ lệ người xem kỷ lục mọi thời đại, 89,4%. Trong quá trình sản xuất, phim không được nhà đài ưu ái. Cố đạo diễn Dương Khiết khi còn sống thừa nhận đoàn làm phim đã vượt khó mà quay. Đoàn phim lúc đó quay chật vật vì kinh phí 6 triệu NDT chỉ đủ thuê một quay phim, một máy quay.
Kỹ xảo của 'Tây du ký 1986' thô sơ và nghèo nàn đến mức nào?
Nhờ sự khéo léo của các nhân viên mỹ thuật, cảnh thật lẫn giả được kết hợp với nhau khéo léo khiến khán giả tưởng rằng bộ phim có kỹ xảo tốt nhất lúc bấy giờ. “Thời điểm đó, ngành phim ảnh Trung Quốc kỹ xảo rất kém. Tây du ký lại còn kém hơn cả chữ kém do tài chính thiếu thốn, quay vội vàng”, Sohu cho hay.
Kỹ xảo của 'Tây du ký 1986' thô sơ và nghèo nàn đến mức nào?
Trong phim, khán giả từng thích thú được thấy cảnh Hầu vương Ngộ Không cưỡi Cân đẩu vân, Bạch Cốt Tinh vút bay khi hóa lại thành yêu tinh hay Trư Bát Giới bắt Cao Thúy Lan. Toàn bộ các cảnh quay này đều phải sử dụng giấy mô phỏng người. Cái khó là khi sử dụng người giấy quay phim, hình ảnh thiếu độ chân thực. Để giải quyết vấn đề này, đoàn phim từng có ý định mua thêm phần mềm kỹ xảo của Mỹ. Tuy nhiên, vì kinh phí không đủ nên ý định này đành bỏ dở. Trên phim, hình ảnh người giấy cứng đờ xuất hiện chớp nhoáng khoảng vài giây. “Chúng tôi từng rất lo lắng sẽ bị chỉ trích. Không ngờ, khán giả không phát hiện ra. Dù vậy, ê-kíp vẫn cảm thấy xấu hổ”, cố đạo diễn Dương Khiết nói.
Kỹ xảo của 'Tây du ký 1986' thô sơ và nghèo nàn đến mức nào?
Hình ảnh Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại tinh thông 72 phép thuật khiến khán giả mê đắm. Thực tế, Lục Tiểu Linh Đồng để có những cú nhảy phi thân đều phải giẫm trên đệm lò xo.
Kỹ xảo của 'Tây du ký 1986' thô sơ và nghèo nàn đến mức nào?
Thời điểm thập niên 1980, việc sử dụng công nghệ cáp treo không phổ biến tại Đại lục. Đoàn phim phải cử người sang Hong Kong học hỏi kỹ thuật. Nhưng sau đó cũng vì thiếu kinh phí, đôi khi dây cáp còn bị thay thế bằng dây thừng hoặc dây dù.
Kỹ xảo của 'Tây du ký 1986' thô sơ và nghèo nàn đến mức nào?
Cảnh Hồng Hài Nhi phun lửa rất thật khi lên sóng. Theo Nhân dân Nhật báo, cảnh phim này sử dụng lửa thật. Đoàn phim sử dụng súng đạo cụ phun lửa để tạo ra hiệu ứng. Diễn viên đóng vai Hồng Hài Như chỉ cần há miệng và sau đó, nhân viên hậu trường đứng sát cạnh bắn súng tạo lửa.
Kỹ xảo của 'Tây du ký 1986' thô sơ và nghèo nàn đến mức nào?
Ở phần phim sư phụ thật và sư phụ giả do Từ Thiếu Hoa đóng, đoàn phim đã dùng người đóng thế và ghép đầu nên ngoại hình hai người không cân đối khi lên hình.

Tin tài trợ

Kỹ xảo của 'Tây du ký 1986' thô sơ và nghèo nàn đến mức nào?
Những cảnh ở long cung trong Tây du ký với nhiều màu sắc và bong bóng luôn gây thắc mắc với khán giả. Thực ra, cảnh phim này được thực hiện nhờ bể cá. Đoàn phim đặt camera trước một bể cá lớn. Các diễn viên tham gia cảnh quay sát bể cá để tạo ra hình ảnh long cung tráng lệ.
Kỹ xảo của 'Tây du ký 1986' thô sơ và nghèo nàn đến mức nào?
Thời bấy giờ, công tác tạo hiệu ứng sương khói cũng đơn giản đến mức độ gây cười. Nhân viên hậu trường trước mỗi cảnh quay có nhiệm vụ đi rắc bột trắng hoặc bột màu mù mịt tạo hiệu ứng.
Kỹ xảo của 'Tây du ký 1986' thô sơ và nghèo nàn đến mức nào?
Đạo cụ thiếu thốn, những cảnh tòa tháp trên phim đa số đều là mô hình với kích thước nhỏ gọn được lắp ráp đơn giản. “Tây du ký 1986 không phải dự án hoàn hảo. Khoa học kỹ thuật phục vụ kỹ xảo làm phim thời đó còn quá kém, đây là điều tiếc nuối với cả ê-kíp. Đơn giản như cảnh Tôn Ngộ Không bay, khán giả vẫn có thể nhận ra dây dù kéo phía sau. Hoặc như một cảnh khác, đá nổ nhưng thấy bọt, rất không hợp lý”, Lục Tiểu Linh Đồng thừa nhận về cảnh nghèo của đoàn phim năm đó.
Kỹ xảo của 'Tây du ký 1986' thô sơ và nghèo nàn đến mức nào?
Cảnh phim Trư Bát Giới ngủ trên cây cũng cần huy động toàn bộ ê-kíp sản xuất, diễn viên tham gia. Vì lo lắng Trư Bát Giới có thể ngã, Sa Tăng cùng đoàn phim phải giữ cao tấm chăn lớn để đề phòng.
Kỹ xảo của 'Tây du ký 1986' thô sơ và nghèo nàn đến mức nào?
Cảnh bốn thầy trò bái Phật tổ với tấm phông nền xanh kỹ xảo đơn giản lúc bấy giờ. "Nếu có thể quay lại, chúng tôi hy vọng làm tốt hơn thế. Nhiều lúc xem phim, tôi còn cảm thấy xấu hổ", Lục Tiểu Linh Đồng nói.

Nguồn tin: vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây