Đi tìm sự thật về lang y trị tai biến khiến... “quỷ thần khiếp sợ”

Chủ nhật - 23/04/2017 09:50
(PL News) - Mới đây, chúng tôi nhận được thông tin từ một bác sĩ ở một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Ông là bác sĩ phẫu thuật tim mạch khá nổi tiếng. Ông kể rằng, có một bệnh nhân sống lại một cách kỳ lạ, mà bao năm làm nghề, ông cũng không tin nổi.
Đi tìm sự thật về lang y trị tai biến khiến... “quỷ thần khiếp sợ”

 

Tử thần chào thua

Người phụ nữ được cứu sống thần kỳ đó là vợ của một giám đốc bệnh viện lớn, cũng là bác sĩ phẫu thuật tim mạch nổi tiếng, là thầy thuốc nhân dân. Bà bị tai biến lần thứ 2, mới xảy ra đầu năm 2017.

Dù được cấp cứu kịp thời, nhưng các bác sĩ, gồm cả chồng bà, đều khẳng định không thể cứu được, bởi mạch máu ở não đã bị vỡ, tụ máu trong não. Những trường hợp này thường chỉ sống được vài ngày, hoặc sống thực vật phần đời còn lại.

Mặc dù toàn là bác sĩ, nhưng còn nước còn tát, người con đã sử dụng bài thuốc đông y của lương y Nguyễn Quý Thanh. Thuốc được chiết thành cao lỏng, hòa với nước ấm, đưa vào theo đường xông. Không ngờ, đưa thuốc vào người, vài tiếng sau, tay chân bà mềm ra, rồi cử động được. Chỉ hết lọ thuốc, khoảng một tuần, thì bệnh viện tháo ống xông, vì bà đã tự ăn cháo được, đầu óc tỉnh táo. Các bác sĩ, kể cả chồng bà, là phó giáo sư, tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, cũng không thể tin nổi chuyện này.

Lương y Nguyễn Quý Thanh bào chế thuốc trị tai biến Lương y Nguyễn Quý Thanh bào chế thuốc trị tai biến
 

Tôi tìm đến nhà bà, ở trung tâm quận Đống Đa, thấy bà đang được giúp việc đỡ tập đi. Dù việc nói còn khó khăn, nhưng cũng giúp người đối diện hiểu được nội dung bà muốn nói. Điều tuyệt vời là nụ cười luôn nở trên môi bà. Không ai tin nổi, một người được xác định sẽ không qua khỏi, lại được cứu khỏi bàn tay tử thần một cách ngoạn mục. Gia đình toàn người nổi tiếng, có địa vị, nên không muốn bà xuất hiện trên báo.

Cũng ở Hà Nội, có một trường hợp tai biến lần thứ 4, được lương y Nguyễn Quý Thanh cướp lại từ “tử thần”, là ông Trịnh Thúc Nghi. Ông Nghi năm nay 78 tuổi, hiện trú ở phố Thanh Nhàn. Ông là chuyên viên cao cấp của Liên hiệp Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Không ai nghĩ ông đã từng trải qua 4 lần bị tai biến nặng, liệt giường, con cháu tưởng không qua khỏi, bởi trước mặt chúng tôi là ông cụ hồng hào, khỏe mạnh và cực kỳ minh mẫn.

Theo lời ông Nghi, thời điểm nghỉ hưu năm 1999, ông vẫn khỏe lắm, bay liên tiếp hàng chục tiếng đồng hồ sang Mỹ, rồi di chuyển liên tục khắp nước Mỹ vẫn không thấy mệt mỏi. Thậm chí, ông tự đi xe máy vài trăm cây số đi khắp các tỉnh miền Bắc thăm thú bạn bè. Tính ông thích khám phá, thích đi phượt như giới trẻ.

Tuổi cao, nhưng vẫn thích làm việc. Ông quyết đi buôn. Thế nhưng, sự cố trong việc làm ăn, khiến ông phải suy nghĩ. Buổi trưa, đang ngồi trong văn phòng, ông bỗng cảm thấy đau nhói, tựa như bị một con dao sắc nhọn đâm hẳn vào tim, rồi gục xuống ngất xỉu.

Ông Trịnh Thúc Nghi sống sót một cách thần kỳ sau 4 lần tai biến, nhờ thuốc An cung trúc hoàn
 Ông Trịnh Thúc Nghi sống sót một cách thần kỳ sau 4 lần tai biến, nhờ thuốc An cung trúc hoàn


Người nhà phát hiện kịp thời, đưa ông vào Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô. Sau khi cấp cứu, bác sỹ lắp thêm thiết bị vào mạch vành để đảm bảo máu luôn được thông suốt trong cơ thể, kèm theo đó là một đơn thuốc dài dằng dặc.

Dù ăn uống kiêng khem giữ gìn, nhưng ông tiếp tục bị đột quỵ lần thứ 2 vì huyết áp tăng đột ngột. Cũng may là đến viện kịp thời, nên sống được. Lần nằm viện thứ 2, ông Nghi mới biết mình mắc thêm bệnh đái tháo đường, tiền liệt tuyến.

Gia đình có điều kiện, nên thời điểm đó, ngoài việc điều trị ở bệnh viện, ông dùng thêm thuốc An cung của Trung Quốc, mỗi viên giá mấy triệu đồng. Thế nhưng, dùng thời gian dài, tốn kém cả tỷ bạc mà không thấy biến chuyển. Nhiều tài liệu nói thuốc An cung ngưu hoàng của Trung Quốc có nhiều hóa chất nguy hiểm, gây tác dụng phụ, nên ông bỏ hẳn không dùng nữa.

Khi sức khỏe tạm hồi phục, con cháu đưa cụ đi mổ tiền liệt tuyến ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô. Khi hậu phẫu, bác sỹ phải truyền một lượng nước lớn để rửa sạch vết thương. Đó là nguyên nhân khiến ông Nghi bị tai biến lần thứ 3.

Lần đó, ông cứ thấy mệt mỏi, rồi dần dần cả cơ thể phía bên trái bại liệt dần. Kiểm tra, các bác sĩ phát hiện ông bị thiếu máu lên não trái, chính vì thế thần kinh bị ảnh hưởng. Trong quá trình tập luyện và uống thuốc phục hồi chức năng, nhưng chưa kịp hồi phục, thì ông lại tiếp tục bị tai biến, gây liệt não phải. Lúc đó, cả cơ thể của ông chỉ còn mỗi chân phải là cử động được.

Thương bố, người con trai đưa bố sang Mỹ để mổ. Các bác sĩ đã tiến hành mổ, nhưng khâu lại lập tức, vì các mạch máu bị đông. Về lại Việt Nam, các bác sĩ cũng từ chối sau khi làm các xét nghiệm. 

Người con trai cũng là quan chức, liền gọi cho lương y Nguyễn Quý Thanh, khi đó là Giám đốc Trung tâm phát triển y học cổ truyền Việt Thanh. Lúc lương Thanh đến, thì ông Nghi đã gần như người bỏ đi.

Còn nước còn tát, lương y Nguyễn Quý Thanh cho ông Nghi sử dụng bài thuốc An cung trúc hoàn, là bài thuốc gia truyền lâu đời của dòng họ. Thật thần kỳ, tình trạng của ông Nghi biến chuyển nhanh theo hướng tích cực. Chỉ 2 tháng sau khi dùng thuốc ông Nghi đã có thể đi lại dễ dàng, tự ăn uống, giọng nói cải thiện rõ, không còn méo mó như trước nữa. Ông Nghi đến bệnh viện khám lại, ai cũng ngạc nhiên khi ông... còn sống.

Hiện giờ, sức khỏe ông Nghi hồi phục gần như hoàn toàn. Ông Nghi lại cảm thấy mình hừng hực khí thế như thời trai trẻ.

Sắp làm tang vẫn sống lại

Một trường hợp hết sức đặc biệt, được lương y Nguyễn Quý Thanh cướp lại từ bàn tay tử thần, là ông Nông Viết Chương (xóm Phúc Lộc, xã Cao Ngạn, TP. Thái Nguyên). Người dân trong vùng đồn ông là người giời, bởi ông bị tai biến, đứt vỡ hết mạch máu não, bị bệnh viện trả về, đã đóng quan tài, chuẩn bị làm tang lễ, bỗng nhiên sống dậy và khỏe mạnh đến bây giờ. 

Gặp tôi, vợ ông là bà Nguyễn Thị Tình, rơm rớm nước mắt: “Lương y Nguyễn Quý Thanh đúng là Bồ Tát. Cô ấy là người sinh ra chồng tôi lần thứ 2”.

Theo lời bà Tình, trưa hôm đó, ông Chương kêu mệt, rồi lên giường nằm. Một mình bà ra đồng. Lát sau, thấy con gái chạy ra bảo bố bị hôn mê. Gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên. Lúc đó, cơ thể co giật, tay chân co quắp, miệng phì ra bọt. Bác sĩ chiếu chụp xong, thì thông báo bị tai biến nặng lắm, máu đầy trong não. Bác sĩ bảo: “99% là chết. Đứt hết mạch máu não rồi, không cứu được nữa”. Các bác sĩ gọi xuống Bệnh việt Việt Đức dưới Hà Nội để xin chỉ dẫn. Bác sĩ ở BV Việt Đức cũng khẳng định chỉ có 1% hy vọng sống, mà là sống thực vật.

Vợ chồng ông Nông Viết Chương coi lương y Nguyễn Quý Thanh như 'Thánh sống'© Được VTC cung cấp Vợ chồng ông Nông Viết Chương coi lương y Nguyễn Quý Thanh như 'Thánh sống'


Bàn đi tính lại, mọi người nhận thấy, nếu ông Chương có 1% sống, thì cũng sống thực vật, nên quyết định đưa về, để ông được chết tại nhà. Bệnh viện cho một xe và bình ô xi, cùng 1 y tá đi theo để đưa ông Chương về. Đưa ông Chương về nhà, cô y tá và lái xe gửi lại 1 phong bì, nhờ gia đình phúng viếng giúp bệnh viện.

Khoảng 1 giờ chiều, ông Chương vẫn thoi thóp thở, bụng chướng phình như cái trống. Hàm cứng đến nỗi cắn miếng nhựa mà không ai kéo ra nổi. Họ hàng đã kéo về đông đủ, hàng xóm ngồi kín sân. Rạp đã dựng. Người được phân công đi mua quan tài, người đi đặt kèn trống, mua vải liệm, khăn tang. Ông thông gia bấm giờ, bảo 5 giờ chiều là giờ đẹp, sẽ rút ống thở để ông Chương đi nhẹ nhàng.

Ông Học, người hàng xóm bảo bà Tình gọi cho lương y Nguyễn Quý Thanh, vì ông cũng biết một trường hợp được bà Thanh cứu sống sau khi bị tai biến.

Đúng “giờ đẹp”, mọi người chuẩn bị tháo ống thở, thì lương y Thanh mang thuốc đến. Bà pha 1 thìa thuốc cao đặc với 1 thìa nước, rồi đổ vào miệng ông Chương.

Đổ thuốc xong, bà dặn mọi người, cứ 2 tiếng thì đổ thuốc một lần, đến 5 giờ sáng mà còn sống thì gọi bà để thông báo kết quả. 7 giờ tối đổ thuốc, rồi 9 giờ tối lại thêm một thìa nữa vào miệng ông Chương.

Lúc chiều, mắt ông Chương trợn ngược, nhưng lúc 9 giờ đêm thì mắt nhắm lại, tay cử động được, không co quắp nữa. 11 giờ đêm thì ông tự nhấc tay đặt lên bụng. 1 giờ sáng thì co được chân.

Đến 4h30 phút sáng thì ông mở mắt nhìn lên mái nhà. 5 giờ sáng, bỗng nhiên ông Chương bật dậy, ngồi chồm hỗm trên giường, mặt mũi ngáo ngơ. Nhiều người sợ quá, tưởng ma nhập xác liền bỏ chạy. Một lúc sau, nghe tiếng ông Chương gọi, mọi người mới dám mò lại.

24 ngày sau, kể từ hôm bị tai biến, thì ông Chương lững thững tập đi. Một tháng sau thì làm được việc nhà. 5 tháng sau thì thể lực đã trở lại bình thường, trí não hoàn toàn sáng suốt. Ông Chương đã ra đồng cày cuốc như mọi người, không có dấu hiệu gì của tai biến. Điều kỳ lạ nữa, là khi uống thuốc An cung trúc hoàn của lương y Nguyễn Quý Thanh, mấy chục khối u da mọc rải rác khắp người ông như những quả sung cứ tự dưng vỡ ra, toàn mủ trắng. Ông Chương vén áo, quần cho tôi xem nhiều vết lõm ở bề mặt da, dấu vết của những khối u đã bị vỡ.

Còn vô vàn những trường hợp đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết như ông Nông Viết Chương, được lương y Nguyễn Quý Thanh cướp lại từ “bàn tay tử thần”. Đây là điều kỳ diệu và cực kỳ khó tin kể cả với nền y học hiện đại.

Lương y Nguyễn Quý Thanh bào chế thuốc thành dạng cao lỏng
© Được VTC cung cấp Lương y Nguyễn Quý Thanh bào chế thuốc thành dạng cao lỏng


Người kế thừa bài “thuốc thần”

Lương y Nguyễn Quý Thanh là người duy nhất thừa kế bài thuốc trị tai biến của Thái y Nguyễn Quý Thành (hiện mộ ông ở làng Mai Đình, Hiệp Hòa, Bắc Giang). Cụ Thành là ông tổ đời thứ 7 của bà.

Ông tổ đời thứ 10 của bà Thanh, là cụ Nguyễn Thuần. Cụ Thuần quê ở Đức Trạch, Thường Tín, Hà Nội. Theo gia phả dòng họ, thì trước đó nhiều đời đã làm thuốc và đến đời cụ Thuần thì nổi trội. Tổng số dòng họ, có tới 20 vị được phong “Danh y bí dược”.

Cụ Nguyễn Quý Thuần sinh ra Thái y Nguyễn Quý Khuê. Cụ Khuê cũng đã dùng bài thuốc An cung cứu Thái tử. Thái tử uống rượu nhiều, trúng gió, nằm liệt, uống thuốc của cụ Khuê bình phục hoàn toàn. Cụ Khuê cũng được tiến cử phục vụ vua.

Cụ Khuê sinh được hai thầy lang nổi tiếng, là Nguyễn Quý Thành và Nguyễn Quý Sán. Cụ Thành là Thái y triều Lê và cụ Sán là Trưởng nội y. Cụ Sán lập ra chi ở Đông Anh, làm thuốc rất nổi tiếng. Cụ Thành lập ra chi ở Bắc Giang. Tuy nhiên, con cháu cụ Thành chỉ lác đác có người làm thuốc, không có ai nổi bật.

Lương y Nguyễn Quý Thanh© Được VTC cung cấp Lương y Nguyễn Quý Thanh


Lương y Nguyễn Quý Thanh sinh năm 1956, ở làng Mai Đình, nơi ông tổ Quý Thành 7 đời trước về sinh cư. Bố làm cách mạng. Năm 1957, khi mới 1 tuổi, Bác Hồ về thăm, bế bé Thanh trên tay, khen là đứa bé thông minh, nhưng sau này lận đận.

Năm 1990, khi đi xe đạp, một chiếc xe máy tông vào, bà ngã mạnh, chấn thương cột sống, bại liệt. Nhà nghèo, bệnh nặng, bệnh viện cho về, nằm liệt ở nhà chỉ nghĩa đến cái chết.

Nhưng rồi, đọc lại sách thuốc của cụ tổ, đầu óc của bà như được khai sáng. Thuộc làu bài thuốc chữa gãy xương, bà gọi chị dâu đi lấy thuốc, rồi chế biến theo hướng dẫn trong sách, bó thuốc suốt từ cổ xuống chân. Cứ ngày thay thuốc, thay băng mấy lần. Điều kỳ diệu đã xảy ra, từ người nằm liệt, bà Thanh đã đứng dậy, tập đi, rồi khỏe lại bình thường, mang vác 60kg như mọi người.

Khỏe lại, bà nghiên cứu gia phả, sách cổ của gia tộc một cách tỷ mỉ. Từ tên các cây thuốc, gồm cả tên Hán Việt và tên dân tộc, rồi mô tả cây thuốc, bà về các vùng núi, cùng các thầy lang dân tộc nhanh chóng tìm ra. Những cây thuốc quý trong bài thuốc An cung diệu dược được bà tìm thấy đầu tiên ở Bắc Kạn, là cây mạy tèo, thiên trúc hoàng, sằn sá mộc… Những loại cây này bám trên vách đá cheo leo. Củ sằn sá mộc to như quả dừa bám trên vách đá. Từ củ thuốc đó, một cái dây leo bằng ngón tay mọc ra. Dây leo mọc rễ, hút dinh dưỡng nuôi cái củ kỳ quặc đó. Người dân vùng cao gọi nó là sằn sá mộc, nhưng các ông lang gọi là ô rô núi ruột đỏ. Đây là những vị thảo dược chính trong bài thuốc An cung mà các Thái y dòng họ Nguyễn Quý sử dụng.

Cụ tổ Nguyễn Quý Thuần đặt tên bài thuốc chủ đạo làm nên tên tuổi dòng họ là An cung diệu dược, nay bà Thanh đặt lại tên là An cung trúc hoàn.

Vừa học thuốc từ những cuốn sách cổ của dòng họ, bà Thanh vừa bốc thuốc cứu người. Bài thuốc An cung trúc hoàn cứu được cả ngàn người tai biến mạch máu não qua cơn thập tử nhất sinh, khiến tên tuổi bà gây chú ý đến các nhà nghiên cứu, các y bác sĩ. Được sự giúp đỡ của các nhà khoa học thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, bà đã thành lập Trung tâm phát triển y học cổ truyền Việt Thanh quy tụ hàng chục lương y, bác sĩ, tiến sĩ dược cùng nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện các bài thuốc của dòng họ Nguyễn Quý.

Nguồn tin: VTC News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây