Di tích lịch sử chùa Bà - nơi diễn ra Lễ hội Đô thị Nước Mặn năm 2017.
Chùa Bà là nơi thờ Thiên hậu Thánh mẫu, tương truyền là người có công cứu vớt thuyền bè mắc cạn nơi vùng cảng thị thuở xưa. Ngày nay, cảng thị Nước Mặn không còn, lễ hội là dịp để người dân nơi đây hoài niệm về ngày xưa. Miếu thờ duy nhất còn lại ở vùng trung tâm cảng thị chỉ còn lại chùa Bà, bên trong thờ Thiên Hậu Thánh mẫu ở gian giữa; Thành Hoàng và Bà Mụ ở hai bên.
Đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh Bình Định đến dâng hương và cúng phẩm vật tại chùa Bà.
Múa lân phục vụ Lễ hội Đô thị Nước Mặn.
Phần lễ được tổ chức trang trọng với hơn 100 người tham gia gồm ban tế lễ là các cụ cao niên, đội nhạc lễ, đội lân, đội cờ và 16 phu kiệu (trong đó kiệu chính rước sắc; 4 kiệu còn lại rước các biểu trưng Ngư - Tiều - Canh - Mục).
Tế lễ nghinh thần rước sắc tại chùa Ông.
Đúng 15 giờ ngày 25/2, lễ nghinh thần rước sắc chính thức khởi hành. Đoàn hành lễ được đội lân dẫn đầu, tiếp đến là đội nhạc, ban hành lễ, rồi các kiệu và đội cờ. Tất cả hướng đến chùa Ông (cách chùa Bà chừng 300m).
Quang cảnh lễ nghinh thần rước sắc tại chùa Ông.
Chùa Ông bị chiến tranh tàn phá hiện chỉ còn mảnh đất trống, người dân địa phương dựng tạm một miếu thờ ở đây. Tại đây, Ban hành lễ làm lễ rước sắc, rồi quay lại chùa Bà làm lễ nghinh thần nhập điện. Cúng lễ xong, đoàn hành lễ tiếp tục khởi hành đến các miếu thờ thần Hỏa, Thành hoàng làng, thần Hổ làm lễ cúng, rước nhập điện. Đến 17 giờ cùng ngày, lễ nghinh thần, rước sắc hoàn tất.
Quang cảnh lễ rước biểu trưng Ngư - Tiều - Canh - Mục.
Đông đảo người dân tham gia Lễ hội Đô thị Nước Mặn năm 2017.
Ngoài ra, Lễ hội Đô thị Nước Mặn còn có lễ cầu an (từ 9 giờ đến 12 giờ ngày 26/2), lễ tế Bà (từ 5 đến 7 giờ ngày 27/2). Chương trình hội diễn ra trong 4 ngày với nhiều hoạt động như hội đánh bài chòi cổ, trò chơi dân gian, hát tuồng… Được biết, chùa Bà đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào tháng 3/2011.
Tác giả bài viết: Ánh Hường
Nguồn tin: Theo Phụ nữ News:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn