Nhà thơ Yến Lan (trái), nhà thơ Hàn Mặc Tử
Sự việc bắt đầu từ tấm pano có tên là Con đường Thi Nhân tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng (11.2). Tấm pano in nội dung hai câu thơ của nhà thơ Hàn Mặc Tử “Thơ tôi bay suốt một đời khôn thấu/Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu”. Nhưng không hiểu vì lý do gì BTC chức đã nhầm lẫn để hình ảnh của nhà thơ Yến Lan bên trên những câu thơ của Hàn Mặc Tử.
Sự việc đã gây bức xúc cho giới văn nghệ trong cả nước trong thời điểm diễn ra Ngày thơ Việt Nam. Sau khi phát hiện tấm pano đã được nhà thơ nhà phê bình Lê Thiếu Nhơn dẫn về trang cá nhân, sau đó thì nhiều nhà thơ có những lời bình luận phản ứng dữ dội.
Tấm pano in hình nhà thơ Yến Lan nhưng nội dung là những câu thơ của nhà thơ Hàn Mặc Tử
Con trai của nhà thơ Yến Lan tỏ ra khá bức xúc về sự việc trên. Ông cho rằng BTC Ngày thơ Việt Nam ở Hà Nội làm như vậy là thiếu tìm hiểu và hơi ẩu. Khi chúng tôi trao đổi với nhà thơ Lâm Huy Nhuận thì cũng đúng lúc ông đi chuẩn bị lên máy bay để đến Hội An, Quảng Nam có việc riêng, nhà thơ Lâm Huy Nhuận hứa sau khi đến Hội An ông sẽ có ý kiến nhiều hơn về sự nhầm lần không đáng có này.
Sau khi phát hiện vụ việc, chiều nay (11.2) nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, cũng đã lên tiếng xin lỗi về sự nhầm lẫn không đáng có này của BTC. Phía Hội NV Việt Nam cũng đã yêu cầu BTC thay tấm pano in hình nhà thơ Yến Lan nhưng bên dưới là thơ của Hàn Mặc Tử.
Nhà thơ Yến Lan
Nhà thơ Yến Lan sinh ngày 2 tháng 3 năm 1916, quê tại thị trấn Bình Định, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông nội nhà thơ Yến Lan là nhà nho, thuộc dòng Minh Hương ở Phúc Kiến. Mồ côi mẹ năm 6 tuổi, Yến Lan sống bằng nghề dạy học tư và viết văn. Ông sáng tác thơ từ sớm và cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn hợp thành Bàn thành tứ hữu (bốn người bạn thơ đất Bình Định) nổi tiếng trên thi đàn lúc đó. Trong giai đoạn này, ông cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên sáng tác theo trường phái Thơ loạn (còn gọi là Thơ điên) với những trăng, xương, máu, hồn ma... trong thơ.
Ông từng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Tác giả bài viết: Tiểu Vũ
Nguồn tin: Theo Một thế giới:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn