Chuyên gia hàng đầu về gan mật: 2 "thủ phạm" gây ung thư gan cực kỳ phổ biến ở Việt Nam

Thứ tư - 09/01/2019 04:34
Ung thư gan là bệnh ung thư đứng số 1 ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong cũng rất cao do bệnh nhân đến viện muộn, trong đó nguyên nhân ung thư gan do nhiều yếu tố từ bên ngoài vào.
Chuyên gia hàng đầu về gan mật: 2 "thủ phạm" gây ung thư gan cực kỳ phổ biến ở Việt Nam

 

Chuyên gia hàng đầu về gan mật: 2 'thủ phạm' gây ung thư gan cực kỳ phổ biến ở Việt Nam

Thống kê mới nhất của Tổ chức ung thư thế giới GLOBOCAN năm 2018, Việt Nam với dân số là 96.491.142 người, trong năm 2018 có 164.671 ca ung thư mới mắc, có 114.871 người tử vong do ung thư và 300.033 đang sống chung với ung thư. 

Đặc biệt năm 2012 tỷ lệ ung thư phổi là đứng đầu thì đến năm 2018 tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam đang cao nhất cao hơn cả ung thư phổi và ung thư vú ở nữ giới chiếm 21,5 % số ca ung thư ở Việt Nam và tỷ lệ tử vong vẫn ở mức cao vì người bệnh biết và đến bệnh viện khi bệnh đã quá muộn.

Mới đây nhất, diễn viên hài kiêm quản lý của sân khấu kịch Sài Gòn - Mạnh Tràng, đã trút hơi thở cuối cùng tại TP Hồ Chí Minh vào rạng sáng 7/1 vì căn bệnh ung thư gan.

Chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc – Chuyên gia hàng đầu về gan mật về thủ phạm gây ung thư gan.

Thưa ông, mới đây, những con số thống kê về bệnh ung thư đều gia tăng trong đó có ung thư gan tăng nhanh chóng và đang trở thành căn bệnh "chết". Theo PGS Thành, nguyên nhân vì sao ung thư gan ngày càng gia tăng ở nước ta?

PGS Nguyễn Xuân Thành: Ung thư gan HCC hay còn gọi là ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular carcinoma) là bệnh ác tính chủ yếu của gan. Là bệnh ung thư bắt đầu trong gan (ung thư gan nguyên phát) khác với ung thư lan từ cơ quan khác đến gan (ung thư gan thứ phát). Theo thống kê mỗi năm có 781 nghìn người tử vong do ung thư gan trên toàn thế giới và ở Việt Nam ung thư gan rất cao bởi vì chúng ta nằm trong "vùng trũng" tác nhân gây ung thư gan,

Nguyên nhân gây ung thư gan HCC có hai tác nhân chính thúc đẩy quá trình ung thư đó là viêm gan vi rút và do độc tố affatoxin.

Viêm gan vi rút B thì viêm gan ở nước ta rất cao tỷ lệ nhiễm cao, viêm gan C cũng tăng dần lên do tiêm truyền, do tiêm chích không an toàn.

Chuyên gia hàng đầu về gan mật: 2 thủ phạm gây ung thư gan cực kỳ phổ biến ở Việt Nam - Ảnh 1.

PGS Nguyễn Xuân Thành

Nguyên nhân do affatoxin chất độc trong các ngũ cốc như lạc, đậu tương, tương… rất nhiều vì nước ta nằm trong nước nhiệt đới ẩm nên ngũ cốc dễ nấm mốc đặc biệt là lạc. 

Đôi khi nếu chỉ rửa lạc mốc ta ăn không có mùi của mốc nhưng độc tố Affatoxin không khử được và nó vẫn tồn tại. Khi ăn, độc tố này vào gan và đánh thẳng vào tế bào gan. Nguyên nhân này  ở Việt Nam chưa lưu tâm.

Những năm nghiên cứu ở Nhật Bản tôi có dịp làm về gen và khi nghiên cứu kỹ thì có hai nguyên nhân khác nhau vi rút và độc tố affatoxin. Chính vì thế việc xử lý thực phẩm ngũ cốc chống mốc vô cùng quan trọng.

Độc tố affatoxin chỉ có trong nấm mốc của các loại ngũ cốc, còn nấm mốc ở các đồ vật như thớt gỗ, đũa có sinh ra độc tố này không thưa ông?

PGS Nguyễn Xuân Thành: Đũa mốc, thớt mốc có thể sinh ra affatoxin nhưng rất ít rửa sạch thì nó cũng hết khác.

Còn với tác nhân bia rượu nó cũng ảnh hưởng tới gan gây xơ gan và tiến triển thành ung thư 1 phần không nhiều nhưng nếu có các tác nhân trên cộng lại thì lá gan bị đánh bại rất nhanh.

Vi rút viêm gan B nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn thờ ơ. Theo ông vì sao người dân vẫn chưa chú tâm tới sức khỏe của mình?

PGS Nguyễn Xuân Thành: Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm có thể truyền từ mẹ sang con và nhiều người bệnh mang bệnh nhưng không biết chỉ đến khi có dấu hiệu đau tức hạ sườn lúc đó bệnh đã nặng thậm chí ung thư gan. 

Chuyên gia hàng đầu về gan mật: 2 thủ phạm gây ung thư gan cực kỳ phổ biến ở Việt Nam - Ảnh 2.

Ung thư gan chủ yếu do viêm gan vi rút và nhiễm độc gan

Hầu hết người bệnh viêm gan B cấp tính đều có thể tự khỏi bệnh. Tuy nhiên khi đã chuyển sang giai đoạn viêm gan B mạn tính, nếu không điều trị kịp thời, sẽ tiến triển tới biến chứng nguy hiểm nhất là xơ gan. Tỷ lệ phát sinh xơ gan từ viêm gan mạn tính trong vòng  5 năm là 10 – 20%.

Quá trình chuyển biến từ viêm gan  mạn tính tới xơ gan và cuối cùng là ung thư gan tích lũy theo thời gian. Nguyên nhân vì sao xơ gan lại có thể tiến triển thành ung thư gan vẫn chưa được xác định chính xác. 

Các nghiên cứu cho thấy khi các tế bào gan bị tổn thương và cần được thay thế nhanh chóng do xơ gan sẽ làm tăng nguy cơ làm thay đổi DNA của tế bào gan. Khi các đột biến này phát triển theo thời gian, tế bào gan cuối cùng có thể mất khả năng kiểm soát sự phát triển của chúng. Khi tế bào bắt đầu phát triển không kiểm soát, ung thư gan sẽ xuất hiện.

Không chỉ có vậy, viêm gan mạn tính cũng có thể bỏ qua giai đoạn xơ gan để trực tiếp biến chuyển thành ung thư.

Theo các số liệu thống kê, tại Trung Quốc trong số những người mắc bệnh ung thư gan nguyên phát, gần 90% bệnh nhân viêm gan B dương tính với HBsAg, có nghĩa là ung thư gan có liên quan mật thiết đến việc nhiễm viêm gan siêu vi B.

Để xét nghiệm viêm gan B người bệnh chỉ cần xét nghiệm máu và nếu bị viêm gan phải điều trị thuốc kháng vi rút theo đơn của bác sĩ. Nhiều bệnh nhân bị viêm gan B sau đó điều trị bằng thuốc lá, thuốc đông y và tôi xin khẳng định đến nay chưa có bài thuốc đông y nào có thể chữa được viêm gan vi rút. 

Có người tuyên bố khỏi bởi sau khi uống họ hết triệu chứng mệt mỏi thì cho rằng mình đã khỏi bệnh và không theo dõi điều trị bệnh bẵng đi đến khi triệu chứng đau tức hạ sườn, chán ăn, mệt mỏi, gày sụt cân thậm chí sốt mới tới khám lúc đó bệnh đã nặng.

Dấu hiệu nào cảnh báo lá gan đang "ốm yếu" cần kiểm tra sức khỏe ngay?

PGS Nguyễn Xuân Thành: Người bị gan bao giờ cũng mệt mỏi, chán ăn ăn không ngon miệng người mệt đôi khi có người bị đau tức hạ sườn phải, ngứa ngoài da, nước tiểu vàng là dấu hiệu gợi ý gan có vấn đề phải đi kiểm tra.

Nguồn tin: Trithuctre.vn/ Soha.vn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây