Người có công nếu không đi nghỉ dưỡng tập trung thì có được nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước không ?
Thứ tư - 16/09/2020 05:04
(TVLMP) - Ông Trần Thanh Sơn ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân (Bình Định) đã gọi điện đến VP Tư vấn miễn phí (tuvanluatmienphi.net.vn) nhờ tư vấn nội dung: “Theo quy định của Nhà nước thì đối tượng nào được đi điều dưỡng hàng năm ? Trường hợp mẹ tôi là người được hưởng chính sách như thương binh 32%, hưởng chế độ bắt tù đày và vợ liệt sĩ, với 3 tiêu chuẩn, vậy có được đi điều dưỡng hàng năm không ?”. Còn ông Đào Tấn Huy ở phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn và ông Nguyễn Thanh Hà ở xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước đồng nhờ trả lời nội dung: “Chúng tôi là đều là thương binh 27% -31%, được Nhà nước cho đi nghỉ dưỡng tập trung, nếu chúng tôi không đi được thì có nhận được tiền của Nhà nước chi cho nghỉ dưỡng không, nếu có thì nhận được bao nhiêu ?”
Vấn đề quý ông thắc mắc, Luật gia Lê Công Tâm tư vấn như sau:
Tại Điều 4 Thông tư trên quy định Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe, bao gồm:
1. Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe mỗi năm một lần: a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; c) Cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên; d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đ) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh), bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên; e) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học từ 81% trở lên; g) Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”.
2. Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần: a) Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng của liệt sĩ; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng; b) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; c) Thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới 81%; d) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học dưới 81%; đ) Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; e) Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến đang hưởng trợ cấp hàng tháng.”
Đối chiếu với quy định trên thì trường hợp của mẹ ông Trần Thanh thuộc nhóm đối tượng thứ hai, tức là Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần. Mặc dù văn bản pháp luật không quy định cụ thể từng trường hợp, nhưng được hiểu, trường hợp mẹ của ông là người hưởng chính sách như thương binh 32%, đồng thời người hưởng chế độ bị bắt tù đày và cũng đồng thời là vợ liệt sĩ được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng nói trên.
Tuy nhiên đối với các chế độ ưu đãi khác như: mua bảo hiểm y tế, hưởng chế độ điều trị bệnh, chế độ ưu đãi trong giáo dục… thì mẹ ông chỉ được hưởng mức ưu đãi như một trong những đối tượng được hưởng được quy định tại khoản 2, Điều 4 nêu trên, trong đó có chế độ điều dưỡng.
3. Đối với nội dung ông Huy và ông Hà hỏi:
- Căn cứ khoản 3, Điều 53 Nghị định 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quy địnhchi tiếtvà hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công vớii cách mạng, quy định:“Người có công với cách mạng sống ở gia đình và thân nhân đã được quy định tại Pháp lệnh hưởng mức chi điều dưỡng như sau:Điều dưỡng tập trung là 2.220.000 đồng/người/lần;Điều dưỡng tại nhà là 1.110.000 đồng/người/lần.Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều chỉnh mức chi điều dưỡng đối với người có công cách mạng căn cứ vào khả năng ngân sách Nhà nước có tính đến yếu tố trượt giá.”
- Tại Điều 5, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BT, quy định về Chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, như sau: 1. Điều dưỡng tại nhà:a) Mức chi: 1.110.000 đồng/người/lần;b) Phương thức: chi trực tiếp cho đối tượng được hưởng. 2. Điều dưỡng tập trung:a). Mức chi : 2.220.000 đồng/người/lần, bao gồm:- Tiền ăn sáng và 2 bữa chính;- Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường;- Quà tặng đối tượng;- Các khoản chi khác không quá 320.000 đồng (gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, tham quan, chụp ảnh, báo, tạp chí và một số vật phẩm khác). c) Thời gian một đợt điều dưỡng từ 05 đến 10 ngày, không kể thời gian đi và về. Thời gian điều dưỡng cụ thể do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. đ) Trong thời gian điều dưỡng tập trung nếu đối tượng bị ốm đau phải cấp cứu thì được giới thiệu và đưa đi điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành.”
- Tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 13, quy định về Tổ chức thực hiện điều dưỡng, như sau: 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách đối tượng được hưởng chế độ điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại nhà trong năm, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (mẫu số 01-CSSK); 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:a) Quyết định số lượng đối tượng điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại nhà (mẫu số 2a-CSSK, 2b-CSSK). Việc quyết định số lượng đối tượng được điều dưỡng trong năm phải đảm bảo nguyên tắc sau: - Số lượng đối tượng thuộc diện được điều dưỡng hai năm một lần được giải quyết hưởng chế độ điều dưỡng trong năm bằng 50% tổng số đối tượng thuộc diện điều dưỡng hai năm một lần theo quy định, số đối tượng còn lại giải quyết vào năm sau; - Đối tượng đưa đi điều dưỡng tập trung phải bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tình trạng sức khỏe của đối tượng. b) Lập kế hoạch và tổ chức đưa đối tượng đi điều dưỡng tập trung bảo đảm theo đúng chế độ quy định.”
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, trường hợp các ông không đinghỉ điều dưỡng tập trung thì được hưởng mức điều dưỡng tại nhàtheo quy định khoản 1, Điều 5, Thông tư Liên tịch số 13/2014. Trường hợp, nếu ông đăng ký đi nghỉ dưỡng tập trung nhưng sau đó không đi để nhận theo mức chi nghỉ dưỡng tập trung là không phù hợp.
Tuy nhiên tùy vào thực tế đối với từng trường hợp cụ thể được giải quyết như thế nào thì các ông có thể đến gặp trực tiếp công chức Văn hóa – Xã hội cấp xã hoặc đến Phòng Lao động - Thương binh và xã hội cấp huyện để được hướng dẫn và giải đáp cụ thể hơn.