Cẩn thận với tiền điện tử

Thứ tư - 06/09/2017 04:12
(Phapluat News) - 2017 được xem là năm bùng nổ của tiền điện tử khi giá trị của chúng đột ngột tăng trưởng đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần, đem lại tỉ suất lợi nhuận hơn hẳn mọi loại cổ phiếu, ngoại tệ và cả vàng.
Cẩn thận với tiền điện tử

Cẩn thận với tiền điện tử - Ảnh 1.

2017 được xem là năm bùng nổ của tiền điện tử khi giá trị của chúng đột ngột tăng trưởng đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần, đem lại tỉ suất lợi nhuận hơn hẳn mọi loại cổ phiếu, ngoại tệ và cả vàng.

Bitcoin được một nhà phát triển ẩn danh (nhiều nguồn thông tin cho rằng đó là ông Satoshi Nakamoto nhưng ông đã phủ nhận) giới thiệu năm 2009. Đó là một loại tiền tệ kỹ thuật số dựa trên một mã nguồn mở và giao thức Internet ngang hàng.

Đồng tiền điện tử không do chính phủ nào phát hành. Do vậy nó cũng không chịu sự chi phối của bất kỳ chính phủ hay ngân hàng nào.

Cẩn thận với tiền điện tử - Ảnh 2.

Tháng 3-2017, Bitcoin lần đầu tiên vượt qua giá trị của 1 ounce vàng (lúc đó khoảng 1.240 USD). 6 tháng tiếp theo, mệnh giá của nó đã tăng lên đến hơn 5.000 USD/đồng.

Cẩn thận với tiền điện tử - Ảnh 3.

Bên cạnh bitcoin, đồng tiền điện tử có mệnh giá lớn thứ hai hiện nay là đồng bitcoin cash, hiện có mệnh giá quy đổi khoảng 530 USD/đồng. Đứng thứ ba về mệnh giá là ethereum với mức hơn 360 USD/đồng.

Theo website theo dõi thị trường tiền kỹ thuật số CoinMarketCap.com, thị trường tiền ảo hiện tại có khoảng 860 loại đang được giao dịch. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền ảo hơn 145,7 tỉ USD, tăng hơn gấp 7 lần so với khoảng 20 tỉ USD hồi đầu năm nay. Trong đó, bitcoin đang dẫn đầu với tổng giá trị gần 70 tỉ USD. Xếp sau lần lượt là ethereum (28,1 tỉ USD), bitcoin cash (8,77 tỉ USD), XRP (xấp xỉ 8 tỉ USD), litecoin (3,47 tỉ USD), NEM (2,46 tỉ USD), dash (2,3 tỉ USD)...

Rõ ràng, sự tăng giá chóng mặt của tiền ảo đang khiến thế giới phải quan tâm đặc biệt hơn đến loại tiền không thể cầm, không thể sờ được này.

Cẩn thận với tiền điện tử - Ảnh 4.

Tiền điện tử có cách thức hoạt động khác các loại tiền tệ truyền thống. Chẳng hạn như bitcoin không hề có một ngân hàng trung ương nào quản lý, cũng không có các tổ chức tài chính trung gian bảo lãnh.

Một trong các lý do điển hình khiến bitcoin trở nên phổ biến là việc nó có thể được chuyển đi rất nhanh chóng và ẩn danh. Người dùng có thể sử dụng bitcoin để gửi tiền cho người khác ở bất cứ nơi đâu mà không tốn chi phí dịch vụ - giống như gửi một tập tin máy tính.

Nếu trước kia tiền điện tử chỉ là cuộc chơi của một cộng đồng mạng và bị coi là loại tiền bất hợp pháp thì giờ đây, một số quốc gia và nhiều tổ chức tài chính đã từng bước công nhận loại tiền này.

Chẳng hạn Nhật Bản đã công nhận bitcoin như một đồng tiền hợp pháp kể từ tháng 4-2017. Tháng 5-2017, Úc bãi bỏ việc thu thuế đối với bitcoin và nó được "đối xử" như một loại tiền tệ cho mục đích thuế.

Trước đó, rất nhiều tổ chức và ngân hàng trên thế giới đã chấp nhận thanh toán bằng loại tiền ảo này. Gần đây, 6 ngân hàng thuộc tốp đầu thế giới cũng đang hợp tác cho ra loại tiền ảo riêng.

Tại Việt Nam, tiền điện tử xuất hiện từ khoảng năm 2011 với phong trào "đào" tiền hoặc đầu tư "lướt sóng" từ một số người dùng. Những "thợ đào" phải đầu tư hệ thống máy tính đắt tiền để "đào". Chi phí cho máy "đào" có thể từ hàng chục triệu đến hàng tỉ đồng tùy sức mạnh mà người dùng muốn trang bị cho hệ thống.

Mới đây, Thủ tướng đã phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử - trong đó có bitcoin. 

Đặc biệt, nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế tại một số nước (Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản...) về pháp luật và thực tiễn liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo; giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tháng 8-2018 hoàn thành rà soát, nghiên cứu, đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử trình Thủ tướng.

Cẩn thận với tiền điện tử - Ảnh 5.
Cẩn thận với tiền điện tử - Ảnh 6.

Sự phát triển mạnh mẽ của tiền ảo đang khiến nhiều nhà đầu tư tin vào tương lai của nó. Tuy nhiên, sự biến động khó lường của tiền ảo cũng khiến nhà đầu tư dễ gặp nhiều rủi ro.

Chẳng hạn mới đây, ngay khi đồng bitcoin vượt cột mốc 5.000 USD vào ngày 3-9, thì đến ngày 4-9, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã yêu cầu các cá nhân, tổ chức dừng ngay tất cả hoạt động gọi vốn bằng tiền ảo sau khi hoàn tất một cuộc điều tra về các hoạt động chào bán tiền ảo tại nước này. Sự kiện này kết hợp với vỡ bong bóng tiền ảo (theo nhận định của các chuyên gia) đã khiến đồng bitcoin ngay lập tức giảm đi khoảng 16,5% giá trị (mệnh giá hiện giờ còn khoảng 4.193 USD).

Ngoài ra, việc không có bất kỳ cơ quan, tổ chức nào quản lý loại tiền này cũng làm nảy sinh rất nhiều rủi ro. Chẳng hạn, chúng được sử dụng cho các giao dịch bất hợp pháp như mua bán ma túy hoặc trả tiền cho hacker trong các cuộc tấn công ransomware (mã độc tống tiền) như vụ WannaCry đình đám hồi tháng 5-2017. Hồi tháng 8-2016, một trong những sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới là Bitfinex đã bị hacker tấn công và lấy đi 119.756 bitcoin (tương đương hơn 65 triệu USD lúc đó)...

Với người dùng, ngoài có thể bị lấy trộm bởi tấn công mạng, bị lừa lấy mất tiền, rất có thể còn bị mất bởi một lý do lãng xẹt nữa: quên mật khẩu để mở ví chứa tiền ảo của mình. Khi đó, không có bất kỳ công cụ hay tổ chức nào giải cứu được.

Cẩn thận với tiền điện tử - Ảnh 7.
Cẩn thận với tiền điện tử - Ảnh 8.
Cẩn thận với tiền điện tử - Ảnh 9.

Trong lĩnh vực an ninh mạng thời gian qua, nạn Ransomware bùng nổ cũng một phần là do tác động của bitcoin. Do tính ẩn danh của loại tiền này, giới tội phạm mạng có thể lợi dụng để giao dịch, tống tiền được. Rồi tiền ảo cũng có thể bị mất dễ dàng.

Thực tế đã xuất hiện các con mã độc khi xâm nhập vào máy tính sẽ tìm xem có ví bitcoin ở máy không, nếu có thì nó sẽ đánh cắp.

Cẩn thận với tiền điện tử - Ảnh 10.
Cẩn thận với tiền điện tử - Ảnh 11.

Nhà đầu tư sẽ làm gì khi sàn giao dịch bỗng nhiên ngừng hoạt động hoặc bị đánh sập hệ thống, xóa dữ liệu? Có một sự thật là người kinh doanh tiền ảo phải tự chịu trách nhiệm về kết quả (hoặc hậu quả) của giao dịch mà bản thân tham gia, vì lẽ khi pháp luật chưa điều chỉnh thì cũng có nghĩa pháp luật không bảo vệ người bị mất của.

Nói trắng ra là khi chủ hệ thống bị sập hệ thống, xóa dữ liệu và biến mất thì người tham gia chỉ còn cách tự trách mình.

Cẩn thận với tiền điện tử - Ảnh 12.

Giá bitcoin và các loại tiền điện tử đã tạo nên cơn sốt đối với thị trường tài chính thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng trong ít ngày qua.

Làn sóng đầu tư vào bitcoin tại Việt Nam đã le lói từ nhiều năm trước. Từ đầu năm 2017, giá các loại đồng coin đã có sự tăng trưởng mạnh, kéo theo làn sóng đầu tư từ Việt Nam. Một số sàn giao dịch lớn trên thế giới đã ghi nhận nguồn truy cập đến từ Việt Nam nhiều thứ hai. Việc tăng giá của các đồng tiền đã giúp rất nhiều nhà đầu tư thu được nguồn lợi nhuận lớn, tuy nhiên không phải ai cũng là người chiến thắng. Lợi nhuận cao thì bao giờ cũng đi kèm với rủi ro cao.

Bitcoin và tiền điện tử không phải là sân chơi dễ dàng cho các nhà đầu tư thiếu kiến thức về thị trường này. Nó thường biến động rất mạnh và xảy ra đôi khi trong thời gian rất ngắn. Rất nhiều nhà đầu tư khi thấy việc tăng giá mạnh mẽ của tiền điện tử liền tìm hiểu chút ít về nó và mua để chờ giá lên bán lấy lời. Tuy nhiên, chưa thấy lời bao nhiêu thì thị trường lại đồng loạt rớt giá liên tục, nhiều người không nỡ nhìn tài sản của mình giảm dần nên phải bán cắt lỗ.

Ngoài ra, nhiều thành phần xấu đã lợi dụng giá trị của bitcoin và một số loại tiền khác để trục lợi bất chính. Điển hình là các sàn mời gọi đầu tư tiền điện tử, các sân chơi cho - nhận đều kêu gọi mọi người đầu tư với những lời hứa lợi nhuận cao ngất ngưởng. Điều này đã khiến nhiều người lâm vào cảnh tán gia bại sản.


Cẩn thận với tiền điện tử - Ảnh 14.

Về mặt quản lý tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã sớm phát đi thông báo không công nhận bitcoin và các loại tiền điện tử khác là đồng tiền được phép giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Không coi đó là phương tiện thanh toán, cấm tuyệt đối các tổ chức tín dụng cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động của bitcoin.

Về bản chất tiền điện tử là một loại tài sản ảo. Bộ luật dân sự năm 2005 và cả Bộ luật dân sự năm 2015 chưa có định nghĩa, quy định điều chỉnh đối với tài sản ảo (bao gồm cả tiền điện tử).

Ngân hàng Nhà nước chắc chắn không bao giờ thừa nhận tiền điện tử là phương tiện thanh toán. Bởi tính chất phức tạp của nó là ẩn danh, không thể biết ai là người cầm tiền. Giao dịch xong là dấu vết không còn. Cũng chính vì tính chất ẩn danh mà đồng tiền này tạo điều kiện để trốn thuế, chuyển tiền bất hợp pháp, thanh toán, tài trợ cho các giao dịch bất hợp pháp như buôn bán ma túy chẳng hạn...

Nguồn tin: TTO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây