1. Kiểm tra ngoại hình máy
Thông thường, với những chiếc iPhone cũ, việc máy có đôi chút xước xát về ngoại hình là điều người dùng buộc phải chấp nhận. Tuy nhiên, nếu may mắn, bạn vẫn có thể mua được những chiếc máy có mức độ xước xát rất nhỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cẩn trọng khi chọn mua máy bằng cách nhìn kĩ từng góc cạnh để tránh những thiết bị bị móp méo. Việc quan sát con ốc ở đuôi máy, các lỗ loa hay mic thoại cũng có thể cho bạn cơ sở để phỏng đoán xem máy đã từng bị bung ra chưa.
Bạn cũng nên cẩn trọng khi chọn mua máy bằng cách nhìn kĩ từng góc cạnh để tránh những thiết bị bị móp méo. |
Theo một số người dùng có kinh nghiệm, với những máy chưa bị bung, thay vỏ, khi nghiêng và nhìn vào mic thoại cũng như lỗ loa trên iPhone, bạn sẽ thấy chúng ánh lên. Ngoài ra, bạn nên ấn tay vào các cạnh máy để xem có vị trí nào bị ọp ẹp hay không. Nếu có vị trí ọp ẹp, bạn hãy yêu cầu cửa hàng cho đổi máy khác bởi rất có thể chiếc máy đó không còn nguyên bản. Đặc biệt, bạn hãy nhìn, vuốt xung quanh phần viền mặt trước và khung máy xem chúng có đều nhau hay không.
2. Kiểm tra màn hình
Một màn hình iPhone tốt là màn hình không có điểm chết trên màn hình. Bạn có thể kiểm tra xem màn hình có điểm chết nào hay không bằng cách tắt máy và khởi động lại. Ở màn hình đen khởi động (có logo trái táo) hãy nhìn kĩ để tìm các điểm chết nếu có trên màn hình.
Một màn hình iPhone tốt là màn hình không có điểm chết trên màn hình. |
Hoặc đơn giản bạn có thể làm điều này bằng cách tải về các hình ảnh đơn sắc, mở ảnh toàn màn hình để kiểm tra. Bên cạnh đó bạn hãy để ý các viền màn hình để đảm bảo máy không bị hở viền sáng. Tiếp đến, hãy nhấn giữ vào một biểu tượng ứng dụng và lần lượt rê biểu tượng này đến tất cả mọi vị trí trên màn hình. Ở một điểm nào đó, nếu ứng dụng bị thả ra, tức là cảm ứng có vấn đề.
3. Kiểm tra các phím cứng và các jack cắm
Các phím cứng cũng là một phần bạn nên kiểm tra kĩ khi mua máy. |
Các phím cứng cũng là một phần bạn nên kiểm tra kĩ khi mua máy. Theo đó, đối với tất cả các phím cứng như Home, tăng giảm âm lượng, nút gạt tắt âm thanh hay nút nguồn, bạn hãy nhấn thử nhiều lần để kiểm tra độ nảy và độ "ăn" của những phím này. Đối với những chiếc iPhone từ dòng iPhone 5s trở nên, bạn cũng đừng quên kiểm tra độ nhạy của cảm biến vân tay TouchID. Việc kiểm tra các jack cắm như cổng kết nối tai nghe 3,5 mm hay cổng sạc Lightning cũng là một việc bạn nhất định không nên bỏ qua.
4. Kiểm tra camera
Khi nhận máy, bạn hãy kiểm tra kĩ xem có vết xước nào trên cụm camera không. |
Khi nhận máy, bạn hãy kiểm tra kĩ xem có vết xước nào trên cụm camera không. Tiếp đến, hãy mở camera và chụp thử nhiều hình ảnh xem chất lượng ảnh có vấn đề gì bất thường hay không. Bạn hãy nhớ bật cả đèn flash để thử chụp để đảm bảo chức năng này cũng hoạt động hoàn toàn bình thường.
5. Kiểm tra loa và các cảm biến khác.
Để đảm bảo loa trên chiếc iPhone bạn định mua không gặp phải vấn đề gì. Hãy mở một đoạn nhạc để "test" độ lớn hay độ trong của âm thanh. Cảm biến gia tốc kế trên iPhone chịu trách nhiệm giúp màn hình chuyển chế độ hiển thị ngang - dọc tùy theo tư thế cầm máy của người dùng. Vì thế, bạn hãy mở một ứng dụng trên iPhone và xoay màn hình theo các phía khác nhau để xem thiết bị có phản hồi chính xác như mong muốn không.
Tiếp đến, bạn hãy thử thực hiện một cuộc gọi trên chiếc iPhone này. Sau đó lấy tay che phần góc trên mặt trước máy. Lúc này, nếu màn hình tắt thì tức là cảm biến tiệm cận vẫn hoạt động bình thường.
6. Kiểm tra iCloud
Nếu không muốn chiếc iPhone bạn trở thành cục chặn giấy sau khi mua về, bạn nhớ kiểm tra và yêu cầu cửa hàng thoát khỏi toàn bộ các tài khoản có trên thiết bị, bao gồm iCloud. Tốt nhất bạn nên yêu cầu người bán khôi phục lại cài đặt gốc trước khi quyết định có mua máy hay không để đảm bảo an toàn.
Tác giả bài viết: Trang Vũ (Tổng hợp)
Nguồn tin: Tin Nhanh Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn