Án hành chính

Pháp luật Thụy Sĩ cho phép Tòa án có thể giả định nguồn gốc bất hợp pháp

Nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng hình phạt tiền của các quốc gia về thu hồi tài sản tham nhũng...

  •   28/09/2022 10:56:00 PM
  •   Đã xem: 1014

(Phản biện) - Tình hình tham nhũng tại Việt Nam nói riêng, trên thế giới nói chung ngày càng có diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi, dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát do hành vi tham nhũng. Tỉ lệ tài sản được thu hồi từ các vụ án tham nhũng còn thấp so với số tài sản thực tế bị chiếm đoạt. Người tham nhũng có xu hướng che giấu, tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản tham nhũng, đặc biệt là tẩu tán tài sản ra nước ngoài dẫn đến khó khăn cho việc truy vết và thu hồi tài sản. Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm về thu hồi tài sản tham nhũng của các quốc gia trên thế giới để vận dụng vào Việt Nam là vô cùng hữu ích.

Ảnh minh họa

Áp dụng Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án - Những vướng mắc, bất cập, cần khắc phục

  •   03/06/2022 05:31:00 AM
  •   Đã xem: 609

(Phản biện) - Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, cho đến nay là hơn một năm được thi hành trong thực tiễn, nhưng số lượng hòa giải viên được bổ nhiệm, số lượng đơn khởi kiện, yêu cầu được chuyển sang thủ tục hòa giải, đối thoại chỉ chiếm số lượng rất nhỏ trong tổng số lượng các vụ việc giải quyết tại Tòa án.

Luật hồi tỵ được xây dựng dựa trên chính cơ sở xã hội - văn hóa truyền thống của Việt Nam, sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của văn hóa dân gian, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hệ tư tưởng Nho giáo

Luật Hồi tỵ triều Nguyễn và những giá trị tham khảo trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

  •   23/12/2020 08:51:00 PM
  •   Đã xem: 1016

(TVLMP) - Trong lịch sử, Luật “hồi tỵ” được xây dựng và áp dụng nhằm ngăn chặn những tình huống tương tự như trên xảy ra. Đây đã từng là một công cụ đắc lực của các triều đại quân chủ Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng. Các quy định hồi tỵ dưới triều Nguyễn, đặc biệt là từ thời Minh Mệnh, đã được sử dụng như một biện pháp thực sự hiệu quả để làm trong sạch đội ngũ quan lại, ngăn chặn tham nhũng và sự cát cứ quyền lực.

Ông Nguyễn Đức Long - Chủ DNTN Hiền Hòa khiếu nại

Vì sao Quyết định xử phạt VPHC của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định bị doanh nghiệp khiếu nại ?

  •   12/01/2021 03:55:00 AM
  •   Đã xem: 1594

(TVLMP) – Cuối tháng 9/2020, một doanh nghiệp ở Phù Cát (Bình Định) trưng bày bán gần 10.000 thanh khung trần nhà được xác định là vi phạm quyền nhãn hiệu của một doanh nghiệp khác đã được Nhà nước bảo hộ. Hành vi của DN đã bị Đội QLTT số 2 (Cục QLTT Bình Định) phát hiện và chịu sự chế tài của Phó Chủ tịch UBND tỉnh này theo thẩm quyền bằng một QĐ xử phạt VPHC, với số tiền phải nộp 100 triệu đồng. Tuy nhiên sau đó, QĐ xử phạt VPHC đã bị chính Chủ doanh nghiệp này khiếu nại vì cho rằng “phạt nhầm” chủ thể ?

Một vụ cưỡng chế

Quyền khởi kiện lại của đương sự sau khi rút đơn khởi kiện vụ án hành chính ở giai đoạn sơ thẩm

  •   27/09/2020 10:56:00 PM
  •   Đã xem: 894

(TVLMP) - Thực tiễn hiện nay, việc xác định người khởi kiện có quyền khởi kiện lại hay không khi trong quá trình giải quyết vụ án họ tự nguyện rút đơn khởi kiện có nhiều quan điểm khác nhau, cần có cách hiểu đầy đủ để việc áp dụng pháp luật được thống nhất.

Ảnh minh họa

Quyền được thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn

  •   17/09/2020 09:38:00 AM
  •   Đã xem: 996

(TVLMP) - Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, giống như các đương sự khác, bị đơn cũng có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của mình. Tuy nhiên, trong thực tiễn để được Tòa án chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn vẫn còn có quan điểm khác nhau khi xác định thế nào là vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu. Trong bài viết này, tác giả Luạt sư NGUYỄN NGỌC SƠN (Công ty Luật TNHH MTV E&V) sẽ giới thiệu, phân tích một số quan điểm thông qua một vụ án thực tế liên quan đến phạm vi, hệ quả pháp lý của việc thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn.

Ảnh minh họa

Hiểu sao cho đúng án "oan sai" ?

  •   15/05/2020 10:27:00 PM
  •   Đã xem: 1271

(TVLMP) - Trên thực tế, chúng ta thường hay nghe cụm từ “án oan sai” khi nói về các vụ án hình sự gây rúng động trong dư luận xã hội. Trong đó, các bị cáo bị tuyên ở mức án cao nhất nhưng sau đó được minh oan. Theo tôi, việc đồng nhất hai loại “án oan” và “án sai” là một là chưa chính xác bởi lẽ án oan và án sai là hai việc khác nhau.

Ảnh minh họa

Một số vấn đề về thời hiệu yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017

  •   17/03/2020 11:11:00 PM
  •   Đã xem: 1057

(TVLMPO) - Chế định về thời hiệu là một chế định quan trọng trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, việc nhận thức đúng và áp dụng nghiêm túc, thống nhất về thời hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại, cũng như việc giải quyết bồi thường của cơ quan nhà nước. Do đó, việc nhận thức đúng, áp dụng pháp luật thống nhất về thời hiệu, cách tính thời hiệu và các quy định liên quan đến thời hiệu là cần thiết.

Ảnh minh họa

LĐLSVN đề nghị các Đoàn luật sư đề xuất các bản án, quyết định của tòa án làm nguồn để phát triển án lệ

  •   09/03/2020 05:04:00 AM
  •   Đã xem: 1074

Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LĐLSVN) vừa ban hành văn bản gửi Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị về việc “Đề xuất các bản án, quyết định của tòa án làm nguồn để phát triển án lệ”.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây