Trước diễn biến dịch Covid-19 ngày càng lan rộng, phức tạp, khó lường ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu và nhiều nước, để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, an toàn đời sống và sức khỏe của nhân dân, ngày 04/03/2020, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 11/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành vào cuộc quyết liệt để thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Đến thời điểm này chỉ chờ có Thông tư của Bộ Tài chính ban hành là gói hỗ trợ 280.000 tỷ sẽ đến với doanh nghiệp (DN). Khấp khởi mừng vui nhưng không ít các DN băn khoăn hiệu quả từ gói hỗ trợ mang lại…
“Không hình sự hóa các quan hệ hành chính, kinh tế”, đó là một trong số nội dung được cho là “linh hồn” của bản Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ ban hành vào khoảng giữa năm 2016. Tuy nhiên sau gần 4 năm thực hiện, các doanh nghiệp đã và đang quan ngại chủ trương lớn của Chính phủ đứng trước nguy cơ “đầu voi, đuôi chuột” bỡi sự trỗi dậy của một số vụ việc dân sự bị hình sự hóa xảy ra gần đây.
Trong nhiều nội dung trọng tâm của Báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2019” do VCCI công bố hồi cuối năm 2019, trong đó có nội dung về thực trạng cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh (ĐKKD) bị chùng xuống, không còn những “đợt sóng lớn” so với năm 2018. Điều đó đồng nghĩa quyền tự do kinh doanh của DN vẫn còn rào cản, bỡi mục tiêu cắt giảm ĐKKD mà Chính phủ đặt ra chỉ mới đi được hơn nửa chặng đường. Bài viết sẽ góp phần lý giải một phần nguyên nhân đó và đề xuất giải pháp tháo gỡ ?
Với mục đích nhắm vào những đối tượng có nhu cầu vay tiền nhanh, ít hiểu biết về pháp luật; hình thức “vay tiền online qua app điện tử” đã và đang trở nên phổ biến, số nạn nhân cũng ngày một tăng nhanh bằng những lời chào mời, những khẩu hiệu quảng cáo tưởng như béo bở.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai xong việc chuyển đổi mô hình, sắp xếp các cơ quan báo chí đối với 19 tổ chức hội.
Bất chấp những khó khăn, thách thức, năm 2019, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, năng suất nâng cao, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế đã được khẳng định. Theo các chuyên gia kinh tế, đó là nhờ trong thời gian qua, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong cải cách về thể chế và môi trường kinh doanh…
Thành công lớn nhất trong kiểm soát dịch bệnh ở nhiều trường hợp còn là sự kiểm soát thông tin.
Viện Khoa học tổ chức nhà nước đề xuất hợp nhất Bộ Tài chính và Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải và Xây dựng, giảm một phó thủ tướng.
Tại cuộc họp với Thường trực Thành ủy và UBND TP HCM về phương án cho học sinh nghỉ học phòng dịch nCoV tối 14/2, các sở ngành đánh giá thành phố vẫn tiềm tàng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh nCoV (Covid-19) do quy mô dân số lớn, tương đương tâm dịch là thành phố Vũ Hán (Trung Quốc). Phòng học các trường đã được khử khuẩn nhưng TP HCM vẫn đề xuất cho hơn 1,7 triệu học sinh nghỉ hết tháng 3.
Thủ tướng quyết định lập tổ công tác rà soát văn bản pháp luật chồng chéo, không phù hợp thực tiễn và kìm hãm sự phát triển, ngày 12/2.
Bài viết của Luật gia Lê Văn Trung -
Việt Nam đã chính thức trở thành là nước đang phát triển đầu tiên ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tự do với EU - một thị trường khó tính với những chuẩn mực cao nhất trên thế giới, sau khi Nghị viện Châu Âu chính thức thông qua Hiệp định EVFTA hôm 12/2. Một lần nữa trên phạm vi toàn cầu, vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam tiếp tục được khẳng định.