Vấn đề bà Thảo thắc mắc, Luật gia Lê Công Tâm tư vấn, như sau:
Bộ luật Dân sự 2015 quy định chung về Hợp đồng uỷ quyền tại Điều 562 như sau: "Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định".
Về việc công chứng hợp đồng ủy quyền, pháp luật có quy định tại Điều 55 Luật Công chứng 2014 như sau: "1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia. -2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền."
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay thì chưa có văn bản nào quy định tập trung các trường hợp ủy quyền phải được công chứng, chứng thực. Hợp đồng ủy quyền do các bên tự thỏa thuận và có giá trị pháp lý. Tuy nhiên,để hợp đồng ủy quyền có tính pháp lý cao thì các bên trong hợp đồng có thể tiến hành công chứng theo quy định tại Điều 55 Luật Công chứng 2014 như ở trên.
Trong một số văn bản quy phạm pháp luật, việc công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền là điều bắt buộc, hợp đồng ủy quyền khi đó mới có giá trị pháp lý. Một số trường hợp ủy quyền cần công chứng có thể kể đến như:
-Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.(Khoản 2 Điều 6 Luật hộ tịch 2014 và Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP)
- Vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về thỏa thuận. (Văn bản ủy quyền trong trường hợp này phải có công chứng, lưu ý, việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý) (Khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân gia đình 2014)
Như vậy, khi thực hiện các công việc liên quan đến hợp đồng ủy quyền thì cần phải nghiên cứu thật kĩ các văn bản pháp luật liên quan để tránh tình trạng sai sót
Tác giả bài viết: Luât gia Vũ Lê Minh biên tập
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn