Hứa hẹn tương lai Việt - Mỹ tươi sáng

Thứ ba - 30/05/2017 19:26
(PL News) - Trân trọng giới thiệu tới độc giả bình luận của TS. Terry F. Buss (Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ) và PGS.TS Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Mỹ - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam viết riêng cho báo điện tử Trí Thức Trẻ về chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Hứa hẹn tương lai Việt - Mỹ tươi sáng
 

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 1.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 2.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 3.

Tiến sỹ Terry F. Buss (Học viện Hành chính Quốc gia Hoa Kỳ).


Dù mới trở thành Tổng thống hơn 4 tháng và phía trước còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết, song Donald Trump dường như đã xác định rõ một hướng đi đối ngoại cụ thể, trong đó sẽ mang lại nhiều thành quả lớn cho Việt Nam và Mỹ.

Cụ thể là Việt Nam và Mỹ có thể sẽ thu được lợi ích chung trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại song phương và giao lưu văn hóa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 4.

Trump đã tạo một cú sốc cho cả châu Á-Thái Bình Dương khi ông tuyên bố rút khỏi TPP. Động lực khiến Trump áp dụng các phương án "bảo hộ" trong chính sách là con số 502 tỉ USD thâm hụt thương mại của Mỹ trong năm 2016. Nhưng thực chất chỉ 41 tỉ USD trong số đó xuất phát từ các quốc gia thành viên TPP. Nhiều nước hi vọng chi tiết này sẽ góp phần khiến Trump thay đổi quyết định. 

Trong một diễn biến tích cực khác, các phát biểu của Robert Lighthizer, đại diện thương mại của Mỹ trong một cuộc họp thuộc khuôn khổ APEC mới đây cho thấy Mỹ rất sẵn lòng đẩy mạnh các hiệp định thương mại song phương với từng thành viên TPP. Như vậy, với những hiệp định khung đã có sẵn, nhiều khả năng Việt Nam và Mỹ có thể sớm đi đến một hiệp định thương mại tự do giữa hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 5.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer


Một chi tiết quan trọng khác là việc Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã nhiều lần phát biểu rằng Trump muốn ưu tiên xây dựng quan hệ an ninh và kinh tế với các quốc gia, trước khi xét đến các vấn đề như nhân quyền, quyền lao động, hay biến đổi khí hậu. Theo ông Trump, những vấn đề này sẽ được giải quyết một khi các nước đã hợp tác chặt chẽ hơn về mặt an ninh và kinh tế. 

Như để tăng thêm trọng lượng cho những phát biểu của Tillerson, mới đây Mỹ và Saudi Arabia đã kí kết nhiều hiệp định với tổng trị giá lên tới 300 tỉ USD, tất cả đều tập trung vào lĩnh vực an ninh và kinh tế.
 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 6.

Về phần mình, Việt Nam đứng thứ 13 trong danh sách các nước Mỹ nhập khẩu nhiều nhất, chủ yếu trong các mặt hàng quần áo, giày dép, nội thất, và điện tử. Trong khi đó, Trung Quốc đứng đầu danh sách này. Một số nhà phân tích cho rằng việc giảm nhập khẩu từ Trung Quốc và tăng nhập khẩu từ Việt Nam sẽ là một cách hữu hiệu để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc. 

Một trong những vấn đề lớn nhất đối với thương mại tự do theo quan điểm của Mỹ là việc các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong kinh tế Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã và đang tìm cách nâng ảnh hưởng của các doanh nghiệp tư nhân nói chung và đối với TPP nói riêng. Như vậy, cơ hội phát triển thương mại tự do sẽ tăng cao.

Năm 1994, tổng giá trị thương mại của Việt Nam đạt mức 220 triệu USD. Đến năm 2015, con số này là 45 tỉ USD. Mỹ nằm trong Top 5 bạn hàng của Việt Nam. Xuất khẩu sang Mỹ chiếm 15% tỉ trọng kinh tế Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 7.

Mỹ nằm trong top 5 bạn hàng của Việt Nam. Ảnh minh họa: Chiếu xạ vải để xuất khẩu.


Có thể thấy, thương mại Việt-Mỹ đang đứng trước cơ hội phát triển hơn bao giờ hết. Cả hai nước đều có thể thấy rõ lợi ích từ việc thúc đẩy mối quan hệ này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 8.

Theo số liệu của Đại sứ quán Mỹ, Việt Nam hiện đứng thứ 6 trong danh sách các nước có số lượng sinh viên đang học tập tại các trường đại học Mỹ đông nhất. Năm 2016, có hơn 21.000 sinh viên Việt Nam theo học tại Mỹ. Đây là một cơ hội lớn để thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. 

Tổng thống Trump trước đây đã kêu gọi cắt giảm 28% ngân sách bộ Ngoại giao Mỹ, mà bộ Ngoại giao Mỹ lại chính là nhà tài trợ của đại đa số các chương trình giao lưu văn hóa và giáo dục của Mỹ trên toàn cầu. Thật may là trong đề xuất gói ngân sách mới nhất của ông Trump, nguồn ngân sách phục vụ giao lưu văn hóa/giáo dục sẽ được giữ nguyên. Do đó, Việt Nam nên tiếp tục đẩy mạnh xây dựng quan hệ hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực này. 

Fulbright là một trong những chương trình liên kết mà cả Mỹ và Việt Nam đều có thể tiếp tục đẩy mạnh. Từ năm 1992 đến nay, khoảng 500 sinh viên tốt nghiệp đại học tại Việt Nam đã sang Mỹ để tiếp tục học lên. Chương trình Fulbright là cầu nối đưa 6-8 giáo sư tới Việt Nam mỗi năm để dạy học, nghiên cứu, cũng như hỗ trợ kĩ thuật. Ngoài ra còn nhiều chương trình liên kết giáo dục khác cũng đang hoạt động.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 9.

Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry và sinh viên Fulbright Việt Nam


Năm 2015, Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry đã thể hiện cam kết đặc biệt của Mỹ đối với Việt Nam trong lĩnh vực cải thiện giáo dục đại học. Mỹ đã đóng góp 20 triệu USD để xây dựng một trường đại học phi lợi nhuận - Đại học Fulbright, tại thành phố Hồ Chí Minh, để góp phần nâng cao năng lực người Việt Nam trong lĩnh vực chính sách công và quản lý. Dự án này dự kiến sẽ mở rộng thành một trường Đại học với quy mô từ 6.000 đến 10.000 sinh viên.

Là một người đã hai lần tham gia chương trình Học giả Fulbright tại Hungary cũng như từng đứng đầu nhiều dự án giáo dục tương tự tại Nga và Đông Âu, tôi có thể đảm bảo về chất lượng của chương trình đào tạo này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 10.

Việt Nam và Mỹ đang đứng trước cơ hội tiếp tục xây dựng một mối quan hệ đã được đặt nền móng vững chắc từ nhiều năm trước. Tất cả các mảnh ghép đã quy tụ, và hai bên đều tỏ rõ thiện chí của mình. Cựu Tổng thống Obama trong nhiều năm qua đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng một mối quan hệ Việt-Mỹ hết sức tích cực. Và những động thái mới đây của Tổng thống Trump cho thấy ông cũng sẽ tiếp tục theo đuổi mô hình này và áp dụng nó với toàn khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 11.

Nguyện vọng đưa mối quan hệ lên "một tầm cao mới" của hai nước được thể hiện bằng những cuộc tiếp xúc liên tục giữa lãnh đạo hai nước trong thời gian qua, cũng như những kế hoạch trong tương lai.
 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 12.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 13.

PGS.TS Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Mỹ - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.


Cách tiếp cận về chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Donald Trump có hơi khác biệt so với các chính quyền trước đây. Ví dụ, chính quyền ông Obama có thể lấy toàn một khu vực như một hướng chiến lược, xây dựng mối quan hệ toàn diện với tất cả khu vực. Nhưng tới thời ông Donald Trump thì Mỹ chỉ lựa chọn các đối tác cơ bản làm trục chính trong chính sách đối ngoại của họ.

Mỹ coi Việt Nam là một đối tác cơ bản vì Việt Nam có những điểm mà Mỹ thấy có thể tin cậy được. Tin cậy được ở đây là theo nghĩa là Việt Nam có ổn định cả về mặt xã hội và chính trị. Việt Nam đang ở vào một "thế" rất phù hợp với chiến lược của Mỹ, từ vị thế địa chiến lược và bản sắc riêng của Việt Nam cho tới các định hướng chiến lược về an ninh, quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong khu vực.

 Mỹ đang đẩy mạnh hợp tác với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với Trung Quốc, họ đẩy mạnh cả hợp tác lẫn đấu tranh trong vấn đề về kinh tế và an ninh khu vực. Việt Nam cũng triển khai một chính sách gần tương đồng với chính sách của Mỹ, không quá nghiêng về bên nào như một số đối tác khác.

Chiến lược đối ngoại của Việt Nam là đẩy mạnh quan hệ với cả Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực tỏ ra phù hợp với các chính sách của chính quyền Donald Trump. Chính vì vậy, chính quyền Trump đã lựa chọn Việt Nam ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương như một điểm khởi đầu cho một chính sách đối ngoại mới của họ.

Châu Á-Thái Bình Dương là nơi mà có nhiều lãnh đạo quốc gia được Mỹ mời nhất trong giai đoạn đầu nắm quyền của ông Donald Trump. Những lãnh đạo chủ chốt nhất của khu vực như ông Shinzo Abe, Tập Cận Bình đều đã thăm Mỹ nên có thể thấy khu vực này cũng rất được quan tâm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 14.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống Donald Trump


Có thể nói chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng góp phần giúp Mỹ định hình với thế giới về chính sách đối ngoại. Ta có thể hình dung sẽ có 3 trục cơ bản là Washington-Tokyo, Washington-Bắc Kinh và có thể là cả Washington-Hà Nội. Qua chuyến thăm này, có thể người ta sẽ tạm hình dung được chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, là như thế nào.
 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 15.

Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới thăm Mỹ dưới nhiệm kỳ của ông Donald Trump cho thấy Đông Nam Á vẫn là một khu vực quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, và Việt Nam được coi như một đối tác rất căn bản của Mỹ ở khu vực.

Việc Tổng thống Trump mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang thăm cho thấy một mặt là độ tin cậy của Mỹ đối với Việt Nam, và mặt khác, nó cũng cho thấy uy tín cá nhân cùng sự năng động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – như một người mà ông Trump thấy rằng có thể trao đổi được về các vấn đề và tin tưởng về nhiều mặt.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới nhậm chức chưa lâu nhưng đã có những đóng góp, phát biểu, hoạt động ngoại giao theo hướng sẵn sàng trao đổi với các lãnh đạo quốc gia ở khu vực, mong muốn quan hệ trong khu vực phát triển theo hướng giảm bớt căng thẳng và thúc đẩy hợp tác cùng phát triển. Vai trò và uy tín cá nhân của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đóng góp lớn vào sự thể hiện rõ ràng những nỗ lực đó của Việt Nam và giúp Việt Nam được đánh giá cao, tạo dựng được sự niềm tin trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 16.

Tôi cho rằng đây là chuyến thăm rất quan trọng để giúp Mỹ hình thành một cách chi tiết chính sách đối ngoại của họ ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, châu Á - Thái Bình Dương nói chung, và cả khu vực Đông Á. 

Điều này thể hiện niềm tin giữa hai bên (Việt Nam – Mỹ) đang trên đà được củng cố rất mạnh trong thời gian gần đây. Chưa có giai đoạn nào mà tần suất các lãnh đạo quốc gia của Việt Nam và Mỹ thăm viếng lẫn nhau lại cao như thời gian gần đây:

2013: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Mỹ 

2015: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ 

2016: Tổng thống Obama sang Việt Nam

Đầu 2017: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ

Cuối 2017: Tổng thống Donald Trump có kế hoạch đến Việt Nam

Điều đó cho thấy độ tin cậy giữa hai bên đang có chiều hướng phát triển rất tốt. Đó là tín hiệu quan trọng cho mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump: Chuyên gia Mỹ - Việt lên tiếng về tương lai đầy hứa hẹn - Ảnh 17.

Có thể là hợp tác kinh tế, an ninh hai bên sẽ đi theo chiều sâu hơn. Sau khi Mỹ rút khỏi TPP thì có thể Mỹ cũng như Việt Nam sẽ tìm một con đường để đẩy mạnh hợp tác song phương về kinh tế. 

Diễn biến của chuyến thăm như thế nào thì sẽ phải chờ đợi nhưng có thể có một hướng là các hợp tác theo chiều sâu. FTA - hiệp định thương mại tự do song phương với Mỹ có thể được xem là một lựa chọn trong chính sách đối với Việt Nam. Trong bối cảnh Mỹ theo đuổi xây dựng các hiệp định thương mại tự do với một số đối tác lựa chọn thì Việt Nam có thể là một trong những đối tác đó. 

Phía Việt Nam cũng rất muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với Mỹ và muốn các doanh nghiệp Mỹ tham gia sâu hơn vào các hoạt động kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là kinh tế biển.

An ninh khu vực vẫn là một ưu tiên trong chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á. Tự do hàng hải trên Biển Đông cũng có thể sẽ là một lĩnh vực mà hai bên tập trung thảo luận.

Bài viết có sử dụng ảnh của Báo điện tử Chính phủ, TTXVN, AP, Reuters.

Tác giả bài viết: Bài viết:  TS. Terry F. Buss - PGS.TS Cù Chí Lợi Minh họa:  TA 85 Thiết kế:  Ánh Tuân

Nguồn tin: Theo Trí Thức Trẻ / Soha.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây