Tạp chí “Foreign Policy” (chính sách đối ngoại) của Mỹ đánh giá “Trump đã làm nên một chiến thắng cho…Putin tại cuộc họp thượng đỉnh NATO đầu tiên của ông”
Việc bỏ qua Điều 5 là một cuộc tấn công chống lại toàn bộ NATO |
Ai cũng biết Điều 5 trong liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO là cốt lõi của NATO. Chính vì thế, dù trước khi bầu cử, Trump có tuyên bố NATO này nọ và sau đó có tuyên bố ngược lại như nào…thì các nhà lãnh đạo châu Âu hy vọng trong chuyến gặp mặt thượng đỉnh NATO tại Brussels lần này, Trump sẽ khẳng định lại Điều 5…
Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã không làm như vậy. Theo Foreign Policy ngày 26/5, tại cuộc họp NATO lần đầu tiên này, Trump đã có 3 hành động quan trọng:
Thứ nhất, “Trump từ chối khẳng định giá trị của Điều 5 về bảo vệ tập thể của NATO, là nền tảng cho sự thống nhất và hệ thống răn đe, ngăn chặn của NATO kể từ khi liên minh thành lập năm 1949”
Thứ hai, “Thay vào đó, ông chỉ trích các thành viên NATO vì đã không chi tiêu đủ để phòng thủ”.
Thứ ba, "Và mặc dù Trump đã đề cập đến mối đe dọa khủng bố, ông không nói về mối đe dọa của Nga để xua tan nỗi sợ hãi của các đồng minh”.
Với 3 điều này, theo Foreing Policy, đã khiến “Các chuyên gia và cựu quan chức Mỹ, bị sốc bởi những thiếu sót này, đã chỉ trích Trump”…
Nhà phân tích Derek Chollet, một cựu quan chức Lầu Năm góc, nói: “Tất cả điều này, tất nhiên, không đủ cho những gì mà người châu Âu mong đợi”.
Jorge Benitez, chuyên gia NATO tại Hội đồng Đại Tây Dương, nói: “Hành vi của ông Trump tại cuộc họp của NATO ở Brussels là một thắng lợi cho Putin. Nó chỉ tăng thêm nhiều nghi ngờ, lo lắng và sợ hãi của đồng minh của chúng tôi”.
Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại NATO Nicolas Burns viết trên Twitter: “Mỗi tổng thống Mỹ kể từ thời của Truman hứa sẽ hỗ trợ Điều 5, rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ châu Âu. Nhưng Trump đã không làm điều đó ngày hôm nay ở NATO một sai lầm lớn”…
Ngài Sean Spicer, thư ký báo chí Nhà Trắng, thanh minh trước các chỉ trích, rằng “Việc Trump có mặt tại tụ sở NATO là thể hiện sự cam kết về Điều 5 rồi, dù không nói ra…”
Còn đây là góc nhìn của chúng ta.
Tại sao châu Âu rất cần một lời khẳng định của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về Điều 5 đến thế?
Khi nói về điều 5, Trump đã nói thẳng với tờ New Jork Times rằng, nếu bị tấn công thì Mỹ sẽ xem thành viên đó có đủ điều kiện để bảo vệ hay không (ám chỉ rằng thành viên đó có dành 2% GDP cho quốc phòng hay không).
Đây là một kiểu “ép giá, buộc mua” của nhà kinh doanh làm Tổng thống. Mỹ không cho không ai cái gì, Châu Âu muốn chống lại Nga, chống khủng bố thì phải mua vũ khí do Mỹ sản xuất, chi tiền ra mà mua, thế thôi.
Trước sự trỗi dậy lớn mạnh của Nga, châu Âu đã, đang thay đổi quan điểm, họ coi tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP là cần thiết, nhưng thuyết phục công chúng ủng hộ những khoản đầu tư quốc phòng tốn kém này họ phải nhận được sự cam kết từ Trump về điều 5…
Trong khi đó, không những thế, Trump lại “im lặng” về mối đe dọa của Nga đã khiến cho châu Âu đặc biệt là các quốc gia vùng Baltic đang hung hăng chống Nga trở nên bi quan, lo lắng…
Vậy các quốc gia hy vọng gia nhập NATO để làm gì? Chỉ vì gia nhập NATO mà họ đủ tự tin để đối đầu với Nga, thế nhưng NATO sẽ làm gì khi Nga hành động?
Nếu như tại Gruzia, Crimea...chưa làm tắt đi ngọn lửa hy vọng của các quốc gia Đông Âu chống Nga về việc NATO sẽ sử dụng Điều 5 thì hành vi mới đây của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã khiến họ nhận ra: Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các thành viên giàu có khác trong NATO sẽ không hy sinh người lính của mình với Nga vì họ đâu.
Như vậy, đây không phải là một chiến thắng của người Nga là gì? Hành động, tuyên bố của Trump chẳng phải là khiến NATO tan rã là gì? Nghĩa đen là vậy, nhưng Trump, nhà tỷ phú kinh doanh làm Tổng thống chưa chắc đã như thế, Trump muốn nước Mỹ vừa được chỉ huy châu Âu nhưng vừa được có tiền, trái với các tổng thống tiền nhiệm là chi tiền cho NATO quá nhiều để chỉ huy họ.
Tác giả bài viết: Lê Ngọc Thống
Nguồn tin: Đất Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn