Điều gì xảy ra nếu tàu sân bay Mỹ-Trung đụng độ?

Thứ bảy - 18/02/2017 02:42
(PL News) - Tàu sân bay của Mỹ vượt trội về năng lực tác chiến trên không nhưng tàu sân bay Liêu Ninh lại có sự hậu thuẫn đắc lực từ lực lượng trên bờ biển.
Điều gì xảy ra nếu tàu sân bay Mỹ-Trung đụng độ?
 
 
Điều gì xảy ra nếu tàu sân bay Mỹ-Trung đụng độ?
Tiêm kích F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay Mỹ

Trang mạng We are the Mighty (WATM) đưa ra kịch bản giả định: Hạm đội Mỹ và Trung Quốc chạm trán ở tây Thái Bình Dương.

Theo họ, mặc dù Mỹ có thể chiến thắng cuộc giao tranh nhưng tại khu vực này, Trung Quốc cũng có đủ các hệ thống, cơ sở trên bộ hỗ trợ để bù đắp sự chênh lệch lực lượng trên biển.

Mỹ nắm ưu thế về hàng không hải quân

Điều gì xảy ra nếu tàu sân bay Mỹ-Trung đụng độ? - Ảnh 1.

Năng lực hàng không hải quân của Mỹ vượt trội và áp đảo so với Trung Quốc.

Tờ Navy Times ngày 13.2 dẫn 3 nguồn tin hải quân Mỹ cho biết các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) sắp tới có thể do các tàu chiến thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson thực hiện. Nhóm tác chiến này đóng tại căn cứ San Diego thuộc bang California, có các tàu khu trục Wayne E.Meyer, Michael Murphy, cùng tàu tuần dương Lake Champlain.

Trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng đã triển khai tới Biển Đông cuối năm 2016 và đầu năm 2017 cùng 3 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển, 2 tàu hộ vệ tên lửa, 1 tàu hộ vệ chống ngầm và 1 tàu chở dầu.

Theo WATM, nếu hai bên xảy ra đụng độ, Hải quân Mỹ sẽ chiếm ưu thế ban đầu dù Trung Quốc có lợi thế về số lượng. Đó là bởi lực lượng tiêm kích trên hạm của Mỹ có khả năng áp đảo so với Trung Quốc.

Năng lực hàng không trên hạm của Liêu Ninh gồm khoảng 13 tiêm kích J-15. Về mặt lý thuyết, J-15 có khả năng cất cánh bằng máy phóng và thu hồi bằng cáp hãm đà (CATOBAR), song trên thực tế nó không có khả năng này.

Hiện Liêu Ninh sử dụng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu nên 13 tiêm kích J-15 không thể cất cánh với đầy đủ vũ khí và nhiên liệu.

Nhóm tiêm kích J-15 của Liêu Ninh sẽ đối mặt với không đoàn tiêm kích hạm số 2 (CVW-2), thuộc biên chế tàu sân bay Carl Vinson. CVW-2 có 3 phi đoàn tiêm kích tấn công số 2, 34 và 137. Mỗi phi đoàn có từ 10-12 tiêm kích F/A-18 Hornet.

Tổng cộng có khoảng 34 tiêm kích Hornet. Giúp sức cho chúng là 4 máy bay E-2C Hawkeye thuộc phi đoàn cảnh báo sớm trên tàu sân bay số 113. Toàn bộ lực lượng này lại được hỗ trợ bởi máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growlers thuộc phi đoàn tấn công điện tử 136.

Như vậy, 13 tiêm kích J-15 vừa cất cánh với vũ khí và nhiên liệu hạn chế, vừa không có máy bay cảnh báo sớm hỗ trợ. Chúng phải chống lại 34 máy bay chiến đấu, cùng máy bay cảnh báo sớm và tác chiến điện tử của Mỹ.

Theo WATM, lực lượng Mỹ sẽ tiêu diệt Trung Quốc.

Các máy bay tác chiến điện tử Growler sẽ có nhiệm vụ áp chế năng lực phòng không của 5 tàu chiến Trung Quốc mang tên lửa dẫn đường (các tàu này đều có tên lửa phòng không) và hệ thống phòng thủ tầm gần Type 1130 trên tàu sân bay Liêu Ninh, với khả năng bắn 10.000 viên đạn mỗi phút vào các tên lửa và máy bay đang muốn tấn công con tàu.

Tiêm kích Hornet có thể kết hợp với trực thăng MH-60R thuộc phi đoàn trực thăng tấn công hàng hải 78, hoặc MH-60S thuộc phi đoàn trực thăng số 4. Tuy nhiên, có thể Hải quân Mỹ sẽ giữ các trực thăng làm lực lượng dự phòng.

Nhiều khả năng, những chiếc Hornet vốn chỉ được trang bị để tác chiến đối không sẽ được tăng cường thêm tên lửa chống tàu Harpoon. Điều quan trọng ở đây là phiên bản Harpoon nào sẽ được sử dụng.

Trong tương lai không xa, các phi công hải quân Mỹ sẽ tiếp nhận phiên bản Harpoon Block II với tầm bắn 134 hải lý. Tầm bắn này đủ xa để máy bay có thể tấn công các tàu chiến mang tên lửa dẫn đường từ khu vực nằm ngoài tầm bắn của tên lửa đất-đối-không tầm xa như HQ-9 (tầm bắn 108 hải lý).

Tuy nhiên, nếu tàu Vinson chỉ được trang bị các phiên bản Harpoon cũ thì những tên lửa đó chỉ có tầm bắn 67 hải lý.

Các máy bay Hornet vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ nhưng chúng sẽ phải bay thấp gần mặt nước, rồi vọt lên cao và bắn tên lửa, sau đó tìm cánh né tránh tên lửa và trở về tàu mẹ.

Sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc

Điều gì xảy ra nếu tàu sân bay Mỹ-Trung đụng độ? - Ảnh 2.

Năng lực tác chiến của tàu sân bay Liêu Ninh còn kém xa Mỹ nhưng lại có sự hậu thuẫn đắc lực từ tên lửa phóng từ đất liền.

Theo WATM, Hải quân Mỹ có thể tiêu diệt hạm đội Trung Quốc, ngay cả khi họ tổn thất vài chiếc Hornet trong chiến đấu. Nhưng nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ sau đó cần phải rút lui, bởi máy bay và tên lửa Trung Quốc từ các đảo mà nước này chiếm đóng phi pháp và bồi lấp trái phép ở Biển Đông có thể tấn công hạm đội Mỹ bất cứ lúc nào.

Mặc dù nhóm tác chiến Mỹ có thể tấn công tất cả các vị trí bố trí tên lửa Trung Quốc mà họ nắm được, sử dụng tên lửa tấn công mặt đất từ các tàu tuần dương và tàu khu trục nhưng họ sẽ không có đủ hỏa lực để có thể đánh bại toàn bộ lực lượng Trung Quốc trên các đảo mà Bắc Kinh quân sự hóa ở Biển Đông.

Vì vậy, thay vì tiếp tục tấn công, nhóm tàu sân bay Mỹ có thể sử dụng tên lửa Standard Missiles để phòng thủ và rút ra khỏi phạm vi của tên lửa Trung Quốc.

WATM cho rằng, phương án khôn ngoan hơn cả là bảo toàn tàu Vinson, sau đó đưa nó trở lại cùng với một nhóm tác chiến khác và một đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh - lực lượng này có thể đổ bộ lên các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép, sau khi các tên lửa Tomahawk, cùng tiêm kích Harrier, Hornet làm suy yếu lực lượng trên đảo.

Nguồn tin: Theo Thời đại/Bloomber:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây