Kết luận chính thức dựa trên phân tích số liệu cho thấy MH370 rơi ở Ấn Độ Dương. Ảnh: Getty |
Điều này có nghĩa là 239 người trên chiếc máy bay xấu số của hãng hàng không Malaysia Airlines về cơ bản được tuyên bố là đã chết mà không có bất kỳ bằng chứng vật lý nào. Ông Jeff Wise, tác giả của cuốn sách “Chiếc máy bay đã ở đó” khẳng định: “Đây là điều chưa từng có! Trước đây, chưa bao giờ có hàng trăm người bị tuyên bố là đã chết mà không có bằng chứng nào ngoài kết quả phân tích số liệu chưa được tiết lộ”.
Vào năm 2018, chính phủ Malaysia đã quyết định thông báo cho thân nhân của những hành khách bằng văn bản chính thức. Khi chuyến bay MH370 biến mất không có dấu vết trên đường bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh vào ngày 8/3/2014, một cuộc điều tra đã được khởi động và nhiều cuộc tìm kiếm diễn ra suốt 4 năm sau đó. Dựa trên dữ liệu vệ tinh, vị trí rơi của máy bay được thu hẹp còn 2 khả năng - một là nó bay về phía Bắc và hai là bay về phía Nam.
Con đường phía Bắc có nghĩa là máy bay đã kết thúc ở đâu đó tại Kazakhstan và con đường phía Nam có nghĩa là nó đã rơi xuống Ấn Độ Dương.
Vào ngày 25/3/2014, chính phủ Malaysia công bố dữ liệu từ công ty viễn thông vệ tinh Inmarsat của Anh và Chi nhánh điều tra tai nạn hàng không Anh (AAIB), loại trừ khả năng máy bay bay về phía Bắc. Tuy nhiên, họ không giải thích cách tính toán này.
Đến năm 2018, khi quyết định dừng tìm kiếm, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết: Từ phân tích mới của họ, Inmarsat và AAIB đã kết luận rằng MH370 bay dọc theo hành lang phía Nam và vị trí cuối cùng của nó là ở đâu đó ở giữa Ấn Độ Dương - phía Tây Perth (nước Úc). Do đó, với nỗi buồn và sự tiếc nuối sâu sắc, tôi phải thông báo cho các bạn rằng theo dữ liệu mới chuyến bay dữ liệu mới này, MH370 đã kết thúc ở Ấn Độ Dương”.
Thân nhân của các hành khách đã yêu cầu giải thích rõ ràng hơn. Ngày hôm sau, Bộ trưởng Giao thông Vận tải đã tổ chức một cuộc họp báo giải thích về phác thảo sơ bộ của phân tích cùng với biểu đồ và đồ thị để minh họa.
Từ cuối năm 2018 đến nay, nhiều người cho rằng MH370 rơi ở rừng rậm Campuchia dựa vào những hình ảnh thu được thông qua vệ tinh Google. Một số cuộc tìm kiếm nhỏ đã diễn ra nhưng chưa thu về được thêm thông tin mới nào.
Nguồn tin: PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Express)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn