Thắng và thua, mất và được: Cả Mỹ, Triều Tiên và TQ đều đang có cái mình muốn

Thứ ba - 18/04/2017 03:18
(PL News) - Cả Mỹ, Trung Quốc lẫn Triều Tiên đều coi hiện trạng ở khu vực là kết quả, thành công của chiến lược, sách lược và những biện pháp mà họ vừa triển khai ở đây.
Thắng và thua, mất và được: Cả Mỹ, Triều Tiên và TQ đều đang có cái mình muốn

Nguy cơ đụng độ đã b đẩy lùi

Bình Nhưỡng không tiến hành một cuộc thử hạt nhân mới và đụng độ quân sự trực tiếp đã không bùng phát giữa Mỹ-Triều Tiên.

Tuy không tiến hành thử hạt nhân nhưng Triều Tiên lại phóng tên lửa, ngay sau cuộc diễu binh rầm rộ ở thủ đô Bình Nhưỡng hôm 15/4 và trước chuyến thăm Hàn Quốc, Nhật Bản của phó tổng thống Mỹ Mike Pence.

Cả Mỹ, Trung Quốc lẫn Triều Tiên đều coi hiện trạng như thế ở khu vực là kết quả, thành công của chiến lược, sách lược và những biện pháp vừa được họ triển khai thực hiện ở khu vực.

Không phải họ đều ngộ nhận mà chẳng qua họ đều "lòng vả cũng như lòng sung" với nhau ở chỗ: Đều chủ ý dùng sự kiềm chế của phía bên kia làm kết quả cho mình và dùng cái thắng, cái được để che giấu cái thua, cái mất trong cuộc đấu trí, đấu sức vừa rồi ở khu vực, chủ yếu giữa Mỹ, Trung Quốc và Triều Tiên.

Hiện tại, nguy cơ xảy ra đụng độ quân sự trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên đã bị đẩy lùi, lùi xa được bao nhiêu và đến khi nào lại là chuyện khác bởi trên thực tế mức độ căng thẳng và đối đầu ở đây vẫn tiềm tàng rất cao.

Cả ba đối tác này tuy chưa hết khó xử nhưng đều đã bớt khó xử đáng kể, đều tránh bị lôi kéo vào xung đột vũ trang trực tiếp với nhau mà không bị tổn hại về thể diện hay suy suyển đáng kể về uy danh.

Trong chuyến công du đầu tiên đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ông Pence trước hết tới hai đồng minh truyền thống ở khu vực Đông Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản, chủ yếu nhằm trấn an hai đối tác này, khẳng định liên minh quân sự chiến lược và duy trì áp lực cũng như răn đe Triều Tiên.

Mọi dấu hiệu đều cho thấy phía Mỹ không dùng chuyến công du của ông Pence để kích hoạt vòng xoáy căng thẳng và đối địch mới với Triều Tiên.

Thắng và thua, mất và được: Cả Mỹ, Triều Tiên và TQ đều đang có cái mình muốn - Ảnh 1.

Triều Tiên chủ ý không "tạo cớ" cho Mỹ hành động quân sự khi thử một loại tên lửa không mới. Ảnh: Getty

Cáđược và mt ca mi bên

Mỹ coi việc Triều Tiên vừa qua không tiến hành thử hạt nhân là kết quả của chiến lược "gây áp lực tối đa và sẵn sàng tấn công quân sự Triều Tiên", là bằng chứng xác nhận chiến lược mới này thành công chứ không phải sự "kiên nhẫn chiến lược" của chính quyền tiền nhiệm.

Gây sức ép tối đa là nhằm vào cả Triều Tiên lẫn Trung Quốc, và sẵn sàng tấn công quân sự nghĩa là không chỉ ở dịp này, mà là "kể từ nay trở đi, bất ngờ và bất chấp tất cả", như Mỹ đã hành động ở Syria.

Cái Mỹ thua và không được là vẫn bị Triều Tiên thách thức. Là Bình Nhưỡng vẫn phóng tên lửa cho dù Mỹ đánh giá vụ phóng tên lửa không thành công. Là Triều Tiên vẫn có thể lại thử hạt nhân trong tương lai, "bất ngờ và bất chấp tất cả" giống như Mỹ. 

Cái được của Triều Tiên ở lần này là khẳng định vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân và tên lửa ngay cả khi bị áp lực mạnh mẽ chưa từng thấy cả về chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh từ tất cả các bên mà không để bùng phát đụng độ quân sự trực tiếp với Mỹ.

Tuy nhiên, việc Triều Tiên không thử hạt nhân mà chỉ phóng tên lửa, lại là loại tên lửa không mới cho thấy nước này cũng đã chủ ý không tạo cớ cho Mỹ phát động chiến tranh và đẩy Trung Quốc vào tình thế khó xử nhất khi đứng giữa hai đối tác.

Trung Quốc thở phào nhẹ nhõm khi kịch bản tồi tệ nhất đã không xảy ra. Cái được đối với Trung Quốc là góp phần tác động để Triều Tiên không thử hạt nhân, tức là trang trải được phần nào với Mỹ, trong khi cái không được là Triều Tiên vẫn phóng tên lửa, vẫn quyết chí "sống mái" với Mỹ.

 đó thể hiện rằng áp lực từ Trung Quốc có tác dụng tới Triều Tiên, nhưng Bình Nhưỡng cũng đã phải tính đến khả năng Bắc Kinh sẽ còn "lụy" Mỹ hơn nữa để thúc ép Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa.

Phía Mỹ sẽ không bỏ lỡ cái đà này để phân hóa Trung Quốc với Triều Tiên, bên ngoài tạo hình ảnh Mỹ và Trung Quốc liên thủ đối phó Triều Tiên, và bên trong tiếp tục "vừa ép vừa nhử" Trung Quốc bằng một số lợi ích riêng trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.

Ai cũng trong tình trạng giữa thắng và thua, giữa mất và được như thế nên cuộc giằng co giữa họ sẽ còn tiếp tục, căng thẳng và đối đầu ở khu vực chưa dễ sớm thuyên giảm. Cả ba vừa toan tính chiêu bất ngờ mới, vừa xác định công thủ còn lâu dài.

Cho nên thắng vừa rồi chưa quyết định và thua cũng chưa phải nghiêm trọng. Trận chung kết chưa đến thì chưa có gì ngã ngũ cả. Các cuộc chơi như thế vốn "ăn nhau về cuối" mà. 



 

Nguồn tin:  Trí Thức Trẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây