Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:
Dù công ty của bạn loại hình gì, đều phải tuân thủ pháp luật lao động nói chung. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ có người sử dụng lao động (thường là người đại diện theo pháp luật của công ty) mới có quyền điều chuyển người lao động đi làm việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại điều 31 Bộ luật lao động.
Còn Chủ tịch HĐQT hay Tổng giám đốc Công ty mẹ (không phải là người đã ký hợp đồng lao động với bạn) thì cũng không có quyền điều chuyển bạn, vì giữa hai bên không có quan hệ lao động.
Trường hợp bạn bị mất việc thì sẽ được hưởng quyền lợi theo điều 49 Bộ luật Lao động 2012:
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
Ngoài ra, công ty phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho bạn theo mức 21,5% tiền lương theo HĐLĐ chứ không được yêu cầu bạn phải đóng 100% (tương đương 32% tiền lương đóng BHXH).
Việc làm của công ty là trái quy định. Bạn có thể khiếu nại đến Phòng Lao động Thương binh & xã hội hoặc Liên đoàn Lao động cấp huyện hoặc khởi kiện công ty ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở để được bảo vệ quyền lợi.
Tác giả bài viết: NAM DƯƠNG
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn