Quy định của pháp luật về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc

Thứ tư - 12/02/2020 21:01
Ông Phạm Văn Nhất (Pleiku - Gia Lai) đã gọi điện đến tuvanluatmienphi.net.vn nhờ tư vấn với nội dung: Ở khu phố nơi gia đình ông đang sống, cứ đến cận trước hoặc sau Tết Nguyên đán, nhiều hình thức đánh bạc diễn ra như tá lả, xóc đĩa, ba cây… gây ồn ào mất an ninh trật tự nhưng không thấy cơ quan nào ngăn chặn, xử lý. Theo pháp luật hiện hành có hạn chế hình thức đánh bạc như thế không, hoặc nếu có thì xử lý như thế nào, thưa luật sư?
LS Lê Hoài Sơn
LS Lê Hoài Sơn

 

ảnh 1Đánh bạc bằng bất kỳ hình thức nào cũng là hành vi vi phạm pháp luật (Ảnh minh họa)


Luật sư Lê Hoài Sơn trả lời:

Pháp luật hiện hành có quy định việc xử lý hành vi đánh bạc. Tuy nhiên, không phải cứ đánh bạc là bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy vào hành vi đánh bạc, tính chất, mức độ cụ thể mà người đánh bạc sẽ bị xử lý. Cụ thể như sau:

Về xử phạt vi phạm hành chính, Tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

 “Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.


Về truy cứu trách nhiệm hình sự, Tại Điều 321, Bộ luật Hình sự quy định như sau:

“Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”. 

Căn cứ theo hai quy định này, hiện nay pháp luật không hạn chế hình thức đánh bạc bị xử lý, đánh bạc bằng bất kỳ hình thức nào cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là hình thức đánh bạc đó phải được thua bằng tiền hay hiện vật, nếu không có yếu tố này thì sẽ không bị xử lý. Nếu giá trị được thua từ 5.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 26, Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc bị kết án về Tội đánh bạc; Tội tổ chức đánh bạc, gá bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tác giả bài viết: Luật gia Vũ Lê Minh biên tập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây