(Phản biện) - Năm 2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 111/2013/TT-BTC nhằm cụ thể hóa Nghị định số 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Qua nhiều lần điều chỉnh, đến ngày 19/12/2019, Thông tư hợp nhất số 68/VBHN-BTC của Bộ Tài chính ra đời điều chỉnh chi tiết nhóm đối tượng được miễn thuế TNCN khi nhận tặng cho bất động sản (BĐS). Tưởng chừng như đã kín kẽ nào ngờ khi đi vào thực hiện lại phát sinh những đối tượng khác trong mối quan hệ gia đình bị “lọt sổ”, dẫn đến cách hiểu méo mó về chính sách miễn thuế TNCN ưu việt của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực BĐS. Bài viết sau đây thể hiện quan điểm và góc nhìn của tác giả…
(Phản biện) – Bất động sản (BĐS) du lịch là một trong những phân khúc đang nhận được nhiều sự quan tâm trong thị trường nước ta hiện nay. Bất chấp dịch bệnh COVID-19 bùng phát, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn và đặc biệt là hành lang pháp lý còn bất cập, 6 tháng đầu năm nay, phân khúc này vẫn tăng tốc với nhiều dự án khủng về quy mô diện tích và nguồn lực đăng ký đầu tư. Vì sao ?
(Phản biện) - Quốc hội dự kiến giám sát hoạt động tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Công an; các địa phương Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Khánh Hòa, Lào Cai.
(TVLMP) - Theo Phó trưởng Ban Dân chủ-Pháp luật-Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc, số lượng ngày tiếp công dân của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh tính bình quân trên địa bàn toàn quốc không đạt 50% theo quy định.
(TVLMP) - Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) ra đời được kỳ vọng tạo ra lực đẩy huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân đặc biệt là các nhà đầu tư thực sự có năng lực về tài chính đầu tư các dự án hạ tầng, giảm bớt áp lực cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn đi vào cuộc sống, Luật PPP đang bị “làm khó” bởi một số quy định tại Nghị định 28/2021/ NĐ – CP hướng dẫn chi tiết về cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư . Bài viết sau PV Pháp lý sẽ chỉ ra những bất cập đó và đề xuất giải pháp tháo gỡ…
(TVLMP) - Bộ LĐTBXH đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ 1.1.2022 xuống còn 11%. Thực tế mức này không thuyết phục bởi thực chất chỉ là "bù trượt giá".
(TVLMP) – 29 Luật cần được ưu tiên nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông các “điểm nghẽn”, huy động mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Đó là nội dung chính của Công điện số 1079/CĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 14/8/2021 gửi đến 10 Bộ trưởng có chức năng liên quan đến các bộ luật được cho còn nhiều qui định bất cập, vướng mắc theo kiến nghị của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Qua nghiên cứu từ thực tiễn, bài viết sau đây của Luật gia Vũ Lê Minh (thuộc Nhóm PV thuộc Tạp chí Pháp lý) sẽ chỉ ra những qui định bất cập trong 29 Luật đang cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh…
(TVLMP) - Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2019 của Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Sỹ Thanh vừa trình bày tại kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV đã làm lộ diện những lỗ hổng và vi phạm các quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại 160 doanh nghiệp thuộc 17 tập đoàn và tổng công ty. Những lỗ hổng và sai phạm đó hầu như “ai cũng biết và đã nói rất nhiều” nhưng cho đến nay vẫn tồn tại như một căn bệnh trầm kha. Vì sao ? Bài viết của Luật gia Vũ Lê Minh sẽ làm rõ.
(TVLMP) - Những năm về trước, các nguồn quỹ được hình thành từ sự vận động, đóng góp của các tầng lớp nhân dân ở các địa phương trong cả nước đã kịp thời góp phần thực hiện tốt các chính sách đền ơn, đáp nghĩa, an sinh xã hội, hỗ trợ đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn ở các địa phương. Tuy nhiên, các năm gần đây việc hình thành các quỹ vận động trong nhân dân trên tinh thần tự nguyện đóng góp đã biến tướng theo kiểu áp đặt, gây bức xúc trong nhân dân… Bài viết của Luật gia Lê Bình Minh sẽ làm rõ sự bất cập đó và kiến nghị giải pháp khắc phục
(TVMP) - Theo quy định tại Mục 211 Phụ lục I, Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 thì “Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm ... có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên” sẽ bị áp thuế xuất khẩu là 5%. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại Công văn 9744/TCHQ-TXNK ngày 12/10/2016 thì mặt hàng xi măng được coi là thuộc nhóm “vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm” và phải chịu 5% thuế xuất khẩu. Điều này khiến Hiệp hội Xi măng Việt Nam mới đây đã “lên tiếng”, cho rằng xi măng là “thành phẩm” chứ không phải “bán thành phẩm” và mặt hàng này không có tên trong Biểu thuế xuất khẩu tại Phụ lục I Nghị định 122/2016/NĐ-CP nên không phải chịu thuế xuất khẩu. Đại diện một số doanh nghiệp xuất khẩu xi măng còn cho rằng việc Tổng cục Hải quan hướng dẫn áp thuế suất 5% với xi măng xuất khẩu là thiếu căn cứ, chưa đúng quy trình pháp lý.
(TVLMP) – Có thể nói việc pháp luật trao quyền quyết định giá đất cho UBND cấp tỉnh là đồng nghĩa với trao quyền quản lý tài chính về đất đai và giá đất tại địa phương, với kỳ vọng cấp chính quyền này thực hiện có hiệu quả quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền.