Đột quỵ cần được cấp cứu khẩn cấp: Những dấu hiệu báo động cần nắm rõ để xử trí kịp thời

Thứ bảy - 20/10/2018 20:04
Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế.
Đột quỵ cần được cấp cứu khẩn cấp: Những dấu hiệu báo động cần nắm rõ để xử trí kịp thời

 

Đột quỵ cần được cấp cứu khẩn cấp: Những dấu hiệu báo động cần nắm rõ để xử trí kịp thời

 


Mùa lạnh số bệnh nhân nhập viện tăng từ 15% đến 30%

Miền Bắc đang bước vào thời tiết có nhiệt độ giảm mạnh, có thể khiến những bệnh liên quan đến thời tiết bùng phát, đặc biệt là đột quy – tai biến mạch máu não. Khi lạnh bất thường vào thời điểm đêm và sáng cũng là nguyên nhân khiến các ca nhập viện vì biến chứng đột quỵ, tai biến tăng cao.

Tại Trung tâm đột quỵ não Bệnh viện TWQĐ 108, trung bình số bệnh nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh các năm tăng từ 15% đến 30%. Đặc biệt, khi thời tiết lạnh sâu hay rét đậm, rét hại các ca bệnh càng tăng cao bất thường, kể cả những ngày trong thời tiết giao mùa như bây giờ. 

Không chỉ các ca mới, những người tiểu sử bị đột quy, tai biến cũng có nguy cơ tái phát cao hơn.

Đột quỵ cần được cấp cứu khẩn cấp: Những dấu hiệu báo động cần nắm rõ để xử trí kịp thời - Ảnh 1.

Khi lạnh bất thường vào thời điểm đêm và sáng cũng là nguyên nhân khiến các ca nhập viện vì biến chứng đột quỵ

TS. Nguyễn Văn Tuyến – Giám đốc Trung tâm đột quỵ não Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, tình trạng đột quỵ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó thời tiết thay đổi, chuyển lạnh cũng bất ngờ làm khởi phát tình trạng này.

Theo cơ chế sinh học, dưới ảnh hưởng của thời tiết lạnh giá, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp khiến lưu lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường. Mặt khác, các mạch máu dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch.

Với người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối, mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ với nguy cơ tử vong và các biến chứng vô cùng nặng nề.

Trong thời điểm lạnh, nhiệt độ thay đổi thất thường, nguy cơ đột quỵ thường tiềm ẩn ở những người cao tuổi. Do lưu lượng máu qua não ở người già giảm rất thấp, chức năng cơ thể suy yếu nên khó thích nghi với những thay đổi của thời tiết. 

Không chỉ người già mà người có tiền sử cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá.. cũng rất dễ bị đột quỵ tấn công. Do vậy, đối tượng này cần đặc biệt lưu ý trong thời điểm thời tiết lạnh bất thường như hiện nay.

Nhận biết dấu hiệu để cấp cứu kịp thời

Các chuyên gia tim mạch cho biết, các dấu hiệu của đột quỵ não bao gồm: đột ngột tê hay yếu cơ mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể; đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói; đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên; đột ngột rối loạn việc đi đứng.

Ngoài ra, người bệnh cảm thấy choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác hoặc đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân...

Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế.

Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao.

Tuy nhiên, khi đột quỵ xảy ra, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn và có ý kiến của các chuyên gia thần kinh. Khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế, việc cấp cứu điều trị phải được tiến hành khẩn trương đúng quy trình.

Đột quỵ cần được cấp cứu khẩn cấp: Những dấu hiệu báo động cần nắm rõ để xử trí kịp thời - Ảnh 2.

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm và nhanh tử cong (Ảnh minh họa)

Điều trị đột quỵ não

Đối với đột quỵ não có hai thể chính là chảy máu não và nhồi máu não. Điều trị đặc hiệu cho mỗi thể khác nhau nhưng phác đồ điều trị tổng hợp chung cho cả hai thể của đột quỵ não giống nhau:

Điều trị tổng hợp: nhằm duy trì chức năng sống, chống phù não. Chiến thuật chống phù não tích cực bao gồm: kê đầu giường cao 25- 30 độ, hạn chế kích thích, hạn chế dịch truyền, tăng thông khí, phẫu thuật giảm ép, dẫn lưu và dùng thuốc...

Ngoài ra, cần chú ý duy trì đường máu hợp lý; lưu thông đường thở cho bệnh nhân có rối loạn chức năng hô hấp, thiếu ôxy vùng tranh tối - tranh sáng càng rõ rệt, cần cho thở ôxy và làm thông thoáng đường thở, hút đờm rãi và chống nhiễm trùng phế quản ngay lập tức, triệt để.

Nên tránh cho ăn đường miệng sau đó hoặc để sau 2-3 ngày, phòng viêm phổi do trào ngược; nuôi dưỡng qua đường sonde dạ dày bằng các chất dinh dưỡng lỏng, giúp tăng cường chuyển hoá cơ thể, tránh viêm dạ dày, ruột.

Điều trị đặc hiệu (chủ yếu cho thể đột quỵ thiếu máu não): Bằng các thuốc tiêu huyết khối và điều trị dự phòng tái phát bằng các thuốc chống kết tập tiểu cầu. Các tác nhân này làm giảm kết tập tiểu cầu, làm giảm sự lan rộng của huyết khối động mạch, tiêu biểu là aspirin.

Đây là thuốc cơ bản để điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch, nhưng có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu. Dùng thuốc chống đông làm giảm cục máu đông và dùng thuốc điều trị tiêu cục huyết khối.

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này đòi hỏi bệnh nhân đến viện sớm trước 3 – 4,5 giờ và tuân theo những chỉ định rất chặt chẽ, được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên sâu có phương tiện theo dõi các xét nghiệm tin cậy, phòng tai biến chảy máu ồ ạt.

Các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh cũng được các nghiên cứu cho thấy có vài cơ chế cùng tồn tại song song, mục đích giúp đỡ chuyển hoá ở mô bị rối loạn và có nguy cơ bị rối loạn dẫn đến phá huỷ tế bào thứ phát; dùng các thuốc tăng dinh dưỡng thần kinh...

Đột quỵ cần được cấp cứu khẩn cấp: Những dấu hiệu báo động cần nắm rõ để xử trí kịp thời - Ảnh 3.

Các đối tượng người cao tuổi ở Việt Nam hay có thói quen dậy sớm 5 - 6 giờ sáng đi ra ngoài tập thể dục điều đó là rất nguy hiểm

Chuyên gia khuyến cáo

Để phòng ngừa đột quỵ trong thời tiết lạnh, TS. Nguyễn Văn Tuyến khuyến cáo 3 việc cần làm khi thời tiết chuyển lạnh.

- Cần chú ý giữ ấm cơ thể, ngủ trong phòng kín.

- Tránh để nhiễm lạnh đột ngột khi ra khỏi chăn ấm, đi ra ngoài.

- Cần tuyệt đối lưu ý những thời điểm rạng sáng, nửa đêm khiến cơn đột quỵ dễ xảy ra.

Các đối tượng người cao tuổi ở Việt Nam hay có thói quen dậy sớm 5 - 6 giờ sáng đi ra ngoài tập thể dục điều đó là rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, người mắc bệnh mãn tính cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu, đường huyết, stress, giữ cân nặng hợp lý, tập thể dục thể thao thường xuyên.

Đặc biệt, tránh lạm dụng rượu bia bởi nếu uống nhiều trong thời tiết giá lạnh khiến chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm khiến huyết áp tăng cao, dễ dẫn tới đột quỵ.

Nguồn tin: Trithuctre.vn/ Soha.vn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây