Đặc điểm chung của tín dụng đen là lãi suất cao "cắt cổ" từ vài chục % thậm chí tới hàng trăm % mỗi năm, gấp nhiều lần so với lãi suất vay mượn thông thường từ ngân hàng và công ty tài chính. Bên cạnh đó người vay còn bị đòi nợ bằng các hình thức "khủng bố" về tinh thần, sức khỏe, thậm chí đe dọa cả tính mạng, thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau, mà tín dụng đen vẫn cứ phát triển.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm của Ban chỉ đạo 138 (Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống tội phạm của Chính phủ) hồi cuối tháng 7, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã nhận định rằng, hiện nay tiền dôi dư trong dân rất lớn, điều này chứng minh qua một số vụ án cờ bạc hàng nghìn tỷ. Trong khi đó tín dụng đen lộng hành, nhiều vụ thương mại, buôn lậu sử dụng tín dụng đen, tiền vay nóng… "Tín dụng đen đi liền với tội phạm hình sự. Hầu hết các cơ sở cho vay tín dụng đen đều là cho vay mượn, thế chấp nhà cửa đất đai, tài sản. Nhiều vụ mở những giấy cam kết ra thấy như đi cướp ngày", Bộ trưởng Công an nói và cho biết thêm, nhiều người dân rất bức xúc về việc này.
Trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ mới đây, Chính phủ cũng đã yêu cầu các bộ, ban, ngành tìm giải pháp để ngăn chặn tín dụng đen. Và cho đến nay đã ghi nhận sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, từ ngành ngân hàng cho tới cơ quan công an. Trong đó điển hình ngành ngân hàng đang thúc đẩy phát triển cho vay tiêu dùng, cho vay ưu đãi, còn Cơ quan công an Hà Nội, Bắc Ninh, Kiên Giang, Tp. Hồ Chí Minh…thời gian qua đã triệt phá nhiều băng nhóm cho vay nặng lãi.
Phản ánh tới Ban biên tập Báo điện tử Trí thức trẻ, nhiều độc giả cho biết họ cũng rất bức xúc về nạn tín dụng đen và mong muốn có được những giải pháp để chung tay đẩy lùi tệ nạn này, tìm ra biện pháp thúc đẩy tài chính lành mạnh, chính thống góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và xã hội.
Nhằm giải đáp phần nào những thắc mắc trên của độc giả cũng như cùng tuyên truyền để người dân nắm rõ hơn về những tác hại của tín dụng đen và có cơ hội tiếp xúc với những dòng vốn từ ngân hàng, công ty tài chính với lãi suất hợp lý, Ban biên tập báo điện tử Trí thức trẻ phối hợp với Kênh thông tin tài chính kinh tế CafeF sẽ tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Đi tìm giải pháp đẩy lùi tín dụng đen.
Buổi Giao lưu diễn ra từ 14h00 ngày 20/9/2019, với sự tham dự của các khách mời:
-Đại diện Ngân hàng Nhà nước: Phạm Huyền Anh- Phó chánh thanh tra cơ quan giám sát NHNN
-Đại diện cơ quan công an: Thượng tá Trần Quốc Trung - phó Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự công an Hà Nội
-Chuyên gia, TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
-Đại diện Công ty tài chính Fe Credit: Ông Đoàn Xuân Phong - Phụ trách kinh doanh miền bắc Fe Credit
-Đại diện công ty tài chính Mcredit: Ông Vũ Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc
Các câu hỏi của độc giả và trả lời của các diễn giả sẽ được đăng tải trực tiếp trên Báo điện tử Trí thức trẻ, Kênh thông tin tài chính CafeF và Fanpage của CafeF.
Ông Đặng Như Tùng-giám đốc CafeF tặng hoa và cảm ơn các diễn giả
Trân trọng!
14:31 ngày 20/09/2018
Mai Anh:
Tín dụng đen được nhắc đến nhiều và rất lâu, vậy xin hỏi các ông tín dụng đen xuất hiện từ khi nào?
Thượng tá Trần Quốc Trung - phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội
Thượng tá Trần Quốc Trung - phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội
Chưa có định nghĩa chính thức về tín dụng đen. Đó là những giao dịch dân sự giữa người vay và người cho vay mà không thông qua ngân hàng. Theo nhu cầu của xã hội, nhu cầu tiền và việc sử dụng vốn của các cá nhân, tổ chức rất lớn dẫn đến sự ra đời của tín dụng đen.
14:47 ngày 20/09/2018
Hằng Nga:
Tín dụng đen có những hình thức hoạt động nào?
Thượng tá Trần Quốc Trung - phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội
Thượng tá Trần Quốc Trung - phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội
Có rất nhiều hình thức tín dụng đen tồn tại.
Với hình thức cầm đồ, cho vay tài chính có trưng biển hiệu đều có giấy phép, chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước. Ngoài ra có những cửa hàng không trưng biển hiệu, chỉ có một phòng nhỏ, kê bàn ghế, máy tính để cho vay tiền thì không có cơ quan nào quản lý. Ở địa bàn Hà Nội, GĐ Công an TP chỉ đạo có hình thức quản lý với các hình thức tín dụng này kể cả cửa hàng cầm đồ, chưng biển bán sim thẻ…
Chúng tôi đã rà soát và lên danh sách với số liệu cụ thể để quản lý đối với tất cả các cửa hàng, điểm cầm đồ kể cả có và không có biển hiệu theo nghiệp vụ.
14:42 ngày 20/09/2018
Phan Đăng:
Thưa chuyên gia, hiện nay mọi người nói về tín dụng đen một cách rất chung chung, chỉ đơn thuần là lãi suất cao. Vậy hiểu về tín dụng đen phải như thế nào mới đúng và đủ, cách nào để nhận diện tín dụng đen dễ nhất?
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
Trước hết, Việt Nam đang có nhiều cách hiểu không đúng về tín dụng đen.
Nên hình dung, trong nền kinh tế, có 2 loại tín dụng là chính thức và phi chính thức. Phi chính thức rất rộng và tín dụng đen chỉ là một phần nhỏ, có nhiều dạng, vay bạn bè, người thân, vay các công ty, vay cầm đồ, vay ở tổ chức tài chính vi mô,…
Việt Nam hay cho đen là nghĩa xấu, nên khi hình dung về tín dụng đen mọi người hay có cái nhìn xấu, không tốt.
Theo tôi, với tín dụng phi chính thức, có cả nghĩa tích cực và tiêu cực. Thực tế, các tổ chức tài chính ở Việt Nam chúng ta đang chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay mượn của người dân, từ đấy phát sinh ra tín dụng phi chính thức, thậm chí tín dụng đen.
22:24 ngày 20/09/2018
Minh Trang:
Tín dụng đen diễn biến phức tạp gây nhiều hệ luỵ cho xã hội, theo ông đâu là nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này?
Ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát NHNN
Ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát NHNN
Tôi đồng ý với ý kiến của ông Lực và ông Trung đã nói. Ông Lực đã đề cập đến tín dụng đen là khái niệm hẹp hơn so với tín dụng phi chính thức, ông Trung cũng nói tới các hình thức của tín dụng đen. Tôi xin bổ sung thêm.
Theo tôi cần phải phân tích theo các khái niệm dễ hiểu. Đầu tiên phải phân tích tại sao gọi là đen? Theo chúng tôi nghiên cứu, thứ nhất đối tượng cho vay ở đây là các tổ chức, cá nhân cho vay. Mặc dù theo quan hệ dân sự của luật dân sự thì được phép cho vay mượn lẫn nhau về tài sản không quy định lãi suất, nhưng đối tượng này đã lợi dụng luật dân sự để cho vay lẫn nhau dưới các hình thức hết sức tinh vi. Ví dụ họ cho vay cần nhanh gọn, thông qua các hình thức ví dụ qua áp phích, tờ rơi, ngóc ngách, hoặc thứ hai là lách luật dưới dạng Luật dân sự cho phép vay mượn tài sản nhưng điều 468 của Luật dân sự quy định nếu hành vi cho vay giữa cá nhân và tổ chức không bao gồm tổ chức tín dụng, nếu vượt quá mức quy định của điều 468 thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm.
Vậy nó lách như thế nào mà lại là đen? Đó là thủ tục nhanh gọn, ví dụ sinh viên chỉ cần thẻ sinh viên; không cần thế chấp; và che dấu về lãi suất và lách theo hướng đó. Ví dụ, cho vay 1 triệu lấy vài nghìn đồng mỗi ngày, tiền thì không có nhưng quay đi quay lại một ngày một tháng rất nhanh, không chỉ có gốc mà còn cả lãi cứ nhân lên, nên nó lách được điều 468, đó là “đen” tức là che giấu luồn lách pháp luật rất tinh vi.
Thứ hai, nó rủi ro nhưng vẫn phát triển vì sao, vì nằm ở đối tượng phục vụ. Đối tượng phục vụ của tín đụng đen là ai? Là những người không am hiểu pháp luật đặc biệt là về tín dụng ngân hàng ngân hàng, tiếp theo là những người cần vốn phát sinh mà muốn giấu diếm không ai biết; khi đòi nợ sử dụng dân xã hội đen để đi đòi nợ…và vì thế nên dân gian mình gọi là tín dụng đen.
Nói về nguyên nhân có 3 nguyên nhân lớn nhất.
Thứ nhất, thực ra Luật Dân sự có quy định. Pháp luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 có quy định về xử lý, truy tố hình sự với tội tín dụng đen, cho vay nặng lãi. Luật Dân sự quy định phạt tới 100 triệu, ngồi tù 1-3 năm, cấm đảm nhiệm nhiệm vụ 3-5 năm nhưng đối tượng cho vay rất tinh vi. Thứ hai, đối tượng đi vay giấu diếm không chịu nói ra đến khi xảy ra sự việc thì mới biết. Thứ ba, các luật đều có nhưng chưa đầy đủ, chưa cụ thể và trong quá trình xử lý điều tra gặp khó.
Lý do cuối cùng là hệ thống ngân hàng hiện nay đã có đầy đủ các loại hình TCTD để đáp ứng nhu cầu vay vốn của tổ chức cá nhân trong đời sống xã hội, mỗi loại hình có một sân chơi riêng, mỗi loại hình có một phạm vi hoạt động, địa bàn hoạt động khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu. Tuy nhiên đối tượng vay tín dụng đen là những người có công việc không ổn định, thu nhập không ổn định, phát sinh nhu cầu thậm chí liên quan hành vi không lành mạnh với xã hội…từ đó dẫn đến việc người ta không nhận thức được về tín dụng đen. Khi điều kiện kinh tế xã hội càng phức tạp thì càng là mảnh đất màu mỡ để cho tín dụng đen phát triển.
14:48 ngày 20/09/2018
Quang Minh:
Đặc trưng cơ bản của tín dụng đen là giao dịch vay mượn mà người vay và cho vay đều không muốn công khai, tiết lộ thông tin. Điều này gây khó khăn như thế nào đối với cơ quan chức năng?
Thượng tá Trần Quốc Trung - phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội
Thượng tá Trần Quốc Trung - phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội
Người vay tiền kể cả không chính đáng và chính đáng, đối tượng vay là những người làm ăn chân chính và không chân chính, đều không muốn lộ danh tính cá nhân. Nhưng đến khi vỡ nợ, không có khả năng chi trả thì bị các đối tượng đòi nợ, đối tượng đi vay sợ quá đi trốn thì cơ quan công an mới biết. Điều đó gây khó khăn cho công tác quản lý an ninh trật tự tại địa phương. Khi người vay trốn rồi thì không xác định được cụ thể, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý đối với các đối tượng cho vay lãi suất cao.
14:49 ngày 20/09/2018
Ngọc Linh:
Ông nhận xét thế nào về thực trạng tín dụng đen hiện nay ở nước ta?
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
Năm 1993, ở Việt Nam, tín dụng phi chính thức chiếm khoảng 60-70% tổng tín dụng nền kinh tế. Đến 2006, tín dụng phi chính thức còn 16-20%, con số này khá phù hợp vì một nghiên cứu theo tôi biết cũng khoảng 20%.
Số liệu hiện nay, ước tính quy mô của tín dụng phi chính thức sẽ ở khoảng 15-20% tổng tín dụng của nền kinh tế. Trong đó, quy mô tín dụng đen chiếm khoảng 30-35% tổng tín dụng phi chính thức, tương đương khoảng 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế, chỉ tầm 400-500 ngàn tỷ. Quy mô không quá lớn nhưng theo tôi hệ lụy là lớn.
Đặc điểm của tín dụng đen, thứ nhất là cho vay quen biết giữa các cá nhân. Hai là có địa lý gần nhau, chủ yếu xảy ra ở nông thôn. Thứ 3 là không theo chuẩn mực nào, chủ yếu là vay nóng. Thứ 4 là thủ tục cực kỳ đơn giản, mọi lúc, mọi nơi, mọi yêu cầu, linh hoạt. Thứ 5 là món vay thường nhỏ. Thứ 6, tài sản đảm bảo cực kỳ đa dạng, có thể ti vi tủ lạnh, sổ đỏ, điện thoại,….Thứ 7 là có thể gia hạn nếu cần. Cuối cùng là cực kỳ rủi ro.
Hiện có 2 đối tượng đi vay vốn chính, một là làm ăn chính thống cần tiền đi vay, cần vốn lưu động; một là làm ăn không chính đáng, đi vay để dùng cho những mục đích không tốt.
Tôi cho rằng, chúng ta nên thống nhất một thuật ngữ khác cho tín dụng đen, là tín dụng phi chính thức, nặng lãi, không theo pháp luật. Nếu gọi là tín dụng đen, vậy còn “sáng” thì là gì?.
Có 3 loại vay tín dụng đen. Một là cho vay tiền gộp, nghĩa là ngắn hạn, yêu cầu trả gốc và lãi hàng ngày. Hai là vay nóng, trả lãi theo ngày, trả nợ gốc vào một thời điểm ấn định, loại này cực kỳ rủi ro vì lãi suất cao. Vay gộp, lãi suất hiện nay khoảng 60-70%. Còn vay nóng lên hơn 100%.
Loại thứ cuối cùng là cho vay mua xổ số, hay "đề đóm".
15:16 ngày 20/09/2018
Đức Huy:
Theo góc nhìn chuyên gia thì còn nguyên nhân nào nữa gây nên tín dụng đen không thưa ông?
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
Bổ sung câu tả lời của ông Phạm Huyền Anh về nguyên nhân của tín dụng đen, tôi nghĩ có một nguyên nhân nữa là tại Việt Nam, kinh tế phi chính thức vẫn còn có quy mô lớn, tạo mảnh đất cho tín dụng đen phát triển.
Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ, gần đây có thể kể đến cho vay ngang hàng, cho phép cho vay trực tuyến, rất tinh vi và ngày càng phổ biến.
Cũng cần nói thêm về luật, Luật dân sự 2015, trong điều 468 thì trần lãi suất là 20% nhưng có mở ngoặc là trừ khi luật chuyên ngành có quy định khác. Nếu luật TCTD cho phép thỏa thuận thì trần lãi suất nói trên không bị vi phạm. Ví dụ như cho vay tiêu dùng hiện nay có lúc 40-45% nhưng không vi phạm luật.
Tội cho vay nặng lãi, trong luật, nếu gấp 5 lần 20% (tức 100%) thì là vi phạm và mức thu lợi bất chính từ 30-100 triệu đồng sẽ bị xử phạt, cả phạt hành chính và giam giữ. Tôi cho rằng, nếu luật chuyên ngành cho phép thỏa thuận, thì áp dụng luật hình sự cần có hướng dẫn cụ thể và rõ ràng hơn.
15:24 ngày 20/09/2018
Mạnh Nguyễn:
Hoạt động tín dụng đen vẫn diễn ra hàng ngày, quảng cáo dán khắp nơi, vậy cơ quan công an làm gì để hạn chế tín dụng đen hoành hành?
Thượng tá Trần Quốc Trung - phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội
Thượng tá Trần Quốc Trung - phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội
Trên thực tế thời gian vừa qua, qua các vụ án thực tế, chúng tôi có 1 số vụ án liên quan đến tín dụng đen với các tội danh liên quan như bắt giữ người trái pháp luật, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản. Các đối tượng bắt giữ người vay đánh đập để đòi tiền. Có trường hợp liên quan đến tội danh giết người. Giám đốc Công an thành phố đã chỉ đạo lực lượng công an điều tra, làm rõ, bắt giữ và xử lý nghiêm các đối tượng này. Tuy nhiên vì lý do nghiệp vụ, tôi không thể tiết lộ cụ thể thông tin.
22:25 ngày 20/09/2018
Phạm Hoài Nam:
Vai trò quản lý và trách nhiệm của NHNN đối với tín dụng đen thế nào thưa ông?
Ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát NHNN
Ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát NHNN
Về góc độ pháp lý, Bộ Luật Dân sự năm 2015 điều chỉnh các mối quan hệ dân sự của các pháp nhân, cá nhân trong đời sống kinh tế, xã hội. Trong đó, có quy định về việc vay tài sản, lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Đối với hành vi cho vay vượt quá mức lãi suất quy định tại Điều 468 Bộ Luật Dân sự thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 (Điều 201) có quy định cụ thể về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, trong đó có quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 100.000.000 đồng; đồng thời có thể bị xử tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc bị cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm tùy theo mức độ và tính chất vi phạm.
Về phía cơ quan quản lý là Công an có Điều 4 Luật Công an nhân dân năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an là: Tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo đảm an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất qyanr lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, theo quy định tại Khoản 3, Điều 2; Điều 4; Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chỉ có chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; ngoại hối, bao gồm cả công tác cấp phép, thanh tra, xử lý sai phạm, giám sát hoạt động ngân hàng, ngoại hối của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. NHNNkhông có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra “tín dụng đen”.
Căn cứ các quy định nêu trên thì trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, phòng chống các loại tội phạm và vi phạm về trật tự, an toàn xã hội nói chung, trong đó có “tín dụng đen” nói riêng trước hết thuộc về cơ quan công an và chính quyền địa phương.
Tuy nhiên để thực hiện đường lối cuả Đảng, Nhà nước, mặc dù chức năng của Công an là đầu tiên nhưng NHNN cũng như các Bộ, ngành khác có liên quan (Bộ Truyền thông, Bộ Tư pháp,…) có trách nhiệm phối hộp với Bộ Công an để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Trong thời gian qua NHNN đã làm việc rất nhiều và phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an.
15:37 ngày 20/09/2018
Đặng Luật:
Nhiều ý kiến cho rằng, phát triển tín dụng tiêu dùng sẽ giúp đẩy lùi tín đụng đen, ý kiến của các ông thế nào?
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
Tôi đồng ý và tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay cũng có nhiều “room” để phát triển. Quy mô hiện tại mới chỉ 18% dư nợ nền kinh tế, trong khi các nước khu vực lớn hơn. Tuy nhiên, nếu phát triển nóng cũng cần phải kiểm soát. Đây là điều tất yếu để hạn chế các hệ lụy đi kèm. Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các công ty tài chính, công ty công nghệ để tạo ra một hệ sinh thái giúp người dân vay vốn thuận lợi hơn.
15:30 ngày 20/09/2018
Văn Chiến, Nam Định:
Mạng lưới cho vay của các Công ty tài chính đã về đến các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa chưa?
Ông Đoàn Xuân Phong, Đại diện kinh doanh miền Bắc Fe Credit
Ông Đoàn Xuân Phong, Đại diện kinh doanh miền Bắc Fe Credit
Thực tế, khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa là thị trường có rất nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ tài chính tiêu dùng do số lượng khách hàng tại các khu vực này có nhu cầu vay lớn nhưng lại gặp hạn chế khi tiếp cận các nguồn tín dụng và dịch vụ tài chính hợp pháp. Dù Fe Credit đã phủ sóng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước với 12.000 điểm giới thiệu dịch vụ, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục triển khai các kế hoạch mở rộng mạng lưới điểm giới thiệu dịch vụ, bán hàng thông qua việc hợp tác với các đối tác cung ứng sản phẩm. Đồng thời chúng tôi sẽ tiến hành hoàn tất thử nghiệm công nghệ cao trên các ứng dụng cho vay tự động nhằm tiếp cận nhanh chóng và mang đến các trải nghiệm vay linh hoạt cho các khách hàng tại khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh đó, Fe Credit cũng chú trọng các công tác tuyên truyền và giáo dục tài chính để làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùngvề vay tiêu dùng tín chấp tại các CTTC cũng như tài chính toàn diện.
Dù FE CREDIT đã phủ sóng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước với 12.000 điểm giới thiệu dịch vụ, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục triển khai các kế hoạch mở rộng mạng lưới điểm giới thiệu dịch vụ, bán hàng thông qua việc hợp tác với các đối tác cung ứng sản phẩm. Đồng thời FE CREDIT sẽ tiến hành hoàn tất thử nghiệm công nghệ cao trên các ứng dụng cho vay tự động nhằm tiếp cận nhanh chóng và mang đến các trải nghiệm vay linh hoạt cho các khách hàng tại khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh đó, FE CREDIT cũng chú trọng các công tác tuyên truyền và giáo dục tài chính để làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùngvề vay tiêu dùng tín chấp tại các CTTC cũng như tài chính toàn diện.
15:28 ngày 20/09/2018
Minh Anh:
Để vay được tiền từ công ty tài chính cần thủ tục như thế nào?
Ông Vũ Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Mcredit
Ông Vũ Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Mcredit
Để vay được tiền, khách hàng cần khai báo một số thông tin cơ bản như thông tin nhân thân, tình trạng cư trú, việc làm và cung cấp tối thiểu một số giấy tờ như sau: CMND/CCCD, sổ hộ khẩu/bằng lái xe để chúng tôi có thể xác định nhu cầu và khả năng vay của KH, từ đó đưa ra kế hoạch phê duyệt phù hợp.
15:34 ngày 20/09/2018
Phương Anh:
Những ai có thể vay tiền từ công ty tài chính và vay tối thiểu, tối đa bao nhiêu?
Ông Vũ Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Mcredit
Ông Vũ Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Mcredit
- Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) hỗ trợ tất cả công dân Việt Nam từ 18 đến 60 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật và thu nhập hàng tháng tối thiểu từ 3 triệu đồng.
- Số tiền cho vay từ 2 đến 100 triệu đồng, tùy thuộc vào khả năng tài chính của từng Khách hàng.
18:29 ngày 20/09/2018
Nguyễn Hoàng Linh, Quảng Ninh:
Xin hỏi ông những ai có thể vay tiền từ công ty tài chính và vay tối thiểu, tối đa bao nhiêu? FE CREDIT có những sản phẩm cho vay nào để cho vay?
Ông Đoàn Xuân Phong-Đại diện Kinh doanh miền Bắc Fe Credit
Ông Đoàn Xuân Phong-Đại diện Kinh doanh miền Bắc Fe Credit
Nhóm khách hàng chính của các công ty tài chính tiêu dùng là những người có thu nhập thấp và trung bình, không có tài sản thế chấp và không chứng minh được thu nhập để đáp ứng nhu cầu vay vốn hoặc vay tiêu dùng từ ngân hàng thương mại. Họ gần như dưới chuẩn cho vay của ngân hàng trong khi nhu cầu vay vốn phục vụ chi tiêu hàng ngày của nhóm khách hàng này là rất lớn.
FE Credit hiện đang cung cấp sản phẩm vay tiền mặt có hạn mức lên đến 70 triệu đồng, vay mua xe máy trả góp, vay mua trang thiết bị điện tử - điện máy và Thẻ tín dụng giúp đáp ứng tất cả các nhu cầu tài chính của người tiêu dùng Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Đối với hình thức vay mua hàng điện tử, điện máy trả góp thì khách hàng thậm chí không cần phải trả trước, hưởng lãi suất 0% hoặc lãi suất thấp đối với sản phẩm vay mua xe máy trả góp. Hình thức này được liên kết tại hầu hết các hệ thống cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc như Điện máy xanh, Nguyễn Kim, Thế giới di động, FPT…
Tôi có thể ví dụ đơn giản như thế này: Khách hàng muốn mua một chiếc tủ lạnh có giá trị 15 triệu đồng nhưng chỉ có 7 triệu đồng. Thay vì KH phải để dành rất lâu mới mua được món hàng này thì KH chỉ cần đăng ký mua tủ lạnh trả góp với FE CREDIT trong vòng 6 tháng với mức lãi suất 1,25%/tháng là đã có thể sở hữu chiếc tủ lạnh này. Mỗi tháng KH chỉ cần thanh toán khoảng hơn 1 triệu đồng kèm lãi. Thâm chí nếu khách hàng tham gia chương trình ưu đãi lãi suất 0%, thì trong vòng 6 tháng, khách hàng chỉ cần thanh toán mỗi tháng 1 triệu đồng.
15:38 ngày 20/09/2018
Ngọc Anh:
Khi nói đến tín dụng tiêu dùng nhiều người hay nghĩ đến tín dụng đen vì lãi suất rất cao, có cách nào để người dân phân biệt rõ nhất tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính/ngân hàng với tín dụng đen?
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
Có 3 khác biệt chính, đối với tín dụng tiêu dùng bắt buộc phải có hợp đồng vay mượn rõ ràng, quy định đầy đủ, theo luật. Hai là thông tin vay nợ minh bạch, thỏa thuận giữa 2 bên. Ba là lúc trả nợ, người ta cũng đòi nợ một cách đường hoàng hơn, trừ một vài trường hợp cá biệt của một vài cán bộ.
Cuối cùng lãi suất khác nhau, lãi suất tiêu dùng cao, cho dù cao cũng còn thấp hơn nhiều so với tín dụng đen và cũng ít hệ lụy hơn nhiều so với tín dụng đen.
15:40 ngày 20/09/2018
Tùng Anh, Hà Nội:
Những sản phẩm cho vay 0% thì CTTC lấy lợi nhuận từ đâu? Tôi khá hoang mang vì sợ lãi suất 0% kèm các chính sách hỗ trợ khác thì giá sản phẩm bị đẩy lên nhiều?
Ông Đoàn Xuân Phong, Đại diện kinh doanh miền Bắc Fe Credit
Ông Đoàn Xuân Phong, Đại diện kinh doanh miền Bắc Fe Credit
Trên thực tế, khách hàng là người được lợi nhất khi tham gia chương trình ưu đãi lãi suất 0%-1% và trả trước 0đ của các CTTC. Các CTTC như FE CREDIT sẽ hợp tác với các đối tác, nhà cung cấp triển khai thường xuyên chương trình ưu đãi lãi suất 0%-1% đem lại lợi ích đồng thời cho cả 3 bên: Khách hàng - Đối tác và FE CREDIT.
Trong đó khách hàng là đối tượng được lợi nhiều nhất vì có thể sở hữu được các thiết bị công nghệ, điện máy hàng đầu với giá thành đã được niêm yết. Khách hàng chỉ cần thanh toán khoản trả góp chia nhỏ theo từng tháng và không phải trả lãi suất. Đối tác và FE CREDIT có thể chia sẻ chi phí hoạt động, giảm lợi nhuận đầu vào nhưng lợi ích từ việc tiếp cận được số lượng khách hàng tham gia cao hơn và từ đó nâng cao tổng doanh số bán hàng để bù chi phí ưu đãi.
Nói một cách đơn giản, người tiêu dùng có nhu cầu và được đáp ứng, nhà sản xuất cung ứng sản phẩm cho nhà cung cấp để có thể bán được nhiều hàng hóa hơn, FE CREDIT sẽ đóng vai trò cầu nối giúp khách hàng và nhà cung cấp đến gần nhau hơn từ đó tạo nên một nền tảng cân bằng và vững chắc góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
15:40 ngày 20/09/2018
Văn Linh:
Trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ, Công ty tài chính sẽ có giải pháp gì để xử lý?
Ông Vũ Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Mcredit
Ông Vũ Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Mcredit
Ông Vũ Đức Thắng:
- Trong trường hợp mất khả năng trả nợ, khách hàng vui lòng liên hệ Công ty tài chính qua số điện thoại hotline để được hỗ trợ xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ phù hợp với nguồn trả nợ của KH.
- Trong một số trường hợp đặc biệt như tai nạn mất khả năng lao động, tử vong, nếu KH tham gia bảo hiểm dư nợ tín dụng, KH sẽ được công ty bảo hiểm chi trả toàn bộ các khoản gốc, lãi, lãi phạt, phí (nếu có). Đây là một trong những lợi ích cho KH và chúng tôi luôn khuyến khích KH tham gia bảo hiểm dư nợ tín dụng để được bảo đảm cho các rủi ro không lường trước trong tương lai.
Ông Đoàn Xuân Phong:
Khách hàng hoàn toàn có thể chủ động tất toán khoản vay nếu khách hàng có đủ khả năng tài chính. Khi thanh lý hợp đồng trước thời hạn sẽ phát sinh khoản phí thanh toán trước hạn theo quy định trong Hợp đồng vay. Tùy thuộc vào quy định của mỗi CTTC mà khoản phí phát sinh sẽ có cách tính khác nhau. Thông thường khoản phí thanh toán trước hạn sẽ có tỉ lệ phần trăm (từ 1% đến 5%) trên tổng số dư nợ vào thời điểm thanh toán. Vì thế khách hàng cần cân nhắc kỹ và chọn thời hạn vay phù hợp trước khi ký Hợp đồng để tránh phát sinh chi phí. Đồng thời khách hàng có quyền đặt câu hỏi về mức phí này với nhân viên tư vấn của các CTTC để được giải đáp rõ ràng trước khi quyết định vay.
18:35 ngày 20/09/2018
Phạm Thanh Thảo, Hà Nội:
Khách hàng của Fe Credit hiện là bao nhiêu? Số lượng khách hàng nhỏ lẻ lớn vậy công ty quản lý như thế nào?
Ông Đoàn Xuân Phong-Đại diện Kinh doanh miền Bắc Fe Credit
Ông Đoàn Xuân Phong-Đại diện Kinh doanh miền Bắc Fe Credit
Sau gần 8 năm hình thành và phát triển, tính đến tháng 07/2018, Fe Credit đã phục vụ gần 10 triệu khách hàng, hợp tác với hơn 8.000 đối tác tại hơn 12.000 điểm bán hàng.
Fe Credit hiện là CTTC có mức đầu tư vào lĩnh vực phát triển công nghệ lớn nhất hiện nay. Công ty đã liên tục nghiên cứu, thử nghiệm những công nghệ mới (FINTECH), Tự động hóa quy trình, Số hóa dữ liệu và vận dụng AI trên Big Data, để tối ưu hóa việc quản lí và phân tích kho cơ sở dữ liệu khách hàng đồ sộ của mình nhằm đưa ra những quyết định chính xác và cải thiện sản phẩm cũng như quy trình, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng cũng như doanh nghiệp.
Công ty chúng tôi tự hào sở hữu một nền tảng khách hàng trung thành khổng lồ so với các tổ chức tài chính tiêu dùng tại Việt Nam. Công ty đạt được thành công này chủ yếu là do áp dụng chiến lược phù hợp và việc đầu tư đáng kể nhưng hiệu quả vào công nghệ cũng như con người, khiến cho doanh nghiệp đạt được kết quả ấn tượng trong thời kỳ tăng trưởng của mình.
Sứ mệnh của Fe Credit là tiếp tục nỗ lực giúp hàng triệu người dân Việt Nam có được cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách xây dựng trên những thành công và thế mạnh sẵn có đồng thời kết hợp những phát triển mới nhất trong Công nghệ tài chính hay còn gọi là Fintech và Big Data để mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và linh hoạt trong dịch vụ và sản phẩm với giá cả phải chăng. Bằng cách tiếp cận này, công ty chúng tôi sẽ cắt giảm chi phí hoạt động và kiểm soát rủi ro tốt hơn do đó sẽ tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó, việc tiếp tục đầu tư vào con người sẽ giúp doanh nghiệp tạọ ra một nguồn nhân lực có năng lực cao và góp phần hình thành môi trường làm việc với văn hóa doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam.
18:29 ngày 20/09/2018
Nguyễn Ngọc Minh, Tp.HCM:
Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra như bị áp lãi suất cao hoặc bị phạt, bị vỡ nợ, người dân cần lưu ý gì trước khi quyết định vay?
Ông Đoàn Xuân Phong-Đại diện Kinh doanh miền Bắc Fe Credit
Ông Đoàn Xuân Phong-Đại diện Kinh doanh miền Bắc Fe Credit
Trước khi tham gia vay tiêu dùng tín chấp, người tiêu dùng cần chủ động tìm hiểu:
1. Các thương hiệu tài chính tiêu dùng có uy tín trên thị trường, người đi vay cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa các hình thức vay tiêu dùng của công ty tài chính, ngân hàng và vay “nóng” của tín dụng đen. Nghiên cứu kỹ và hỏi để hiểu rõ các quy định của Hợp đồngKhách hàng vay có toàn quyền tìm hiểu và yêu cầu nhân viên tư vấn của công ty tài chính giải thích rõ những thắc mắc trước khi quyết định vay.
2. Cân nhắc khả năng tài chính cá nhân và khả năng thanh toán khoản vay của bản thân trước khi đặt bút ký hợp đồng vay. Sự chủ động của khách hàng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng.
3. Sau khi khách hàng đăng ký vay tiêu dùng và nhận được khoản giải ngân thành công, khách hàng cần có trách nhiệm với khoản vay của chính mình thông qua việc:
4. Có kế hoạch tài chính để thanh toán đủ số tiền và đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Khi thanh toán, khách hàng cần lưu ý thực hiện đúng các yêu cầu cơ bản như: thông tin thanh toán có đầy đủ họ tên, mã số hợp đồng vay tiêu dùng, nội dung khoản thanh toán của mình. Giữ đầy đủ biên nhận khoản thanh toán hàng tháng nhằm tránh các rủi ro tranh chấp về sau.
15:37 ngày 20/09/2018
Quang Minh:
Dưới góc nhìn chuyên gia, xin hỏi ông có những giải pháp nào để đẩy lùi tình trạng tín dụng đen?
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
Giải pháp quan trọng đầu tiên là phải tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng của người dân doanh nghiệp, thực hiện tốt quyết định 1626 của Chính phủ về tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chúng ta có di động, có internet phát triển và cần tận dụng,…gọi nôm na là tài chính số, ngân hàng số,...
Tăng giáo dục tài chính, nâng cao hiểu biết của người dân về các dịch vụ, một là họ sẽ tìm đến tín dụng phi chính thức thay vì tín dụng đen, hai là nâng cao ý thức trả nợ. Hạn chế tội phạm liên quan cho vay nặng lãi, hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều này cần sự phối hợp của các cơ quan bộ ngành liên quan.
Hiện nay, chúng ta có nhiều sản phẩm tài chính mới, như cho vay ngang hàng, huy động vốn từ cộng đồng, các cơ quan quản lý cần sớm ban hành văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra, các kênh thị trường vốn cần phát triển hơn, đặc biệt tài chính vi mô.
Không nên coi tín dụng phi chính thức là xấu, vì người dân vẫn có nhu cầu và chúng ta cũng cần có nguồn cung. Tôi nhớ đến một diễn giả quốc tế từng nói rằng, tín dụng phi chính thức đáp ứng nhu cầu hơn là tội đồ.
Phải bóc tách ra, cái nào tín dụng đen thì ngăn chặn, cái nào đáp ứng nhu cầu chính đáng thì nên khuyến khích.
16:27 ngày 20/09/2018
Đặng Quang Anh:
Theo ông các công ty tài chính có nên phát triển nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng nữa không để đáp ứng được nhu cầu của người dân hiện nay, nếu có thì nên là các sản phẩm như thế nào?
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
Hiện nay, có 16 công ty tài chính cùng với 11 công ty cho thuê tài chính. Trong 16 công ty tài chính chỉ có 4 đến 5 công ty là có thị phần chi phối, còn lại khá là nhỏ và hoạt động chưa bền vững.
Tôi thấy các công ty tài chính hiện nay cũng khá năng động. Tại nhiều cửa hàng bán lẻ, công ty tài chính đã kết nối để cung cấp tín dụng tại chỗ cho khách hàng, rất tiện lợi. Cần đa dạng hóa hơn nữa, chẳng hạn như vay đám cưới, đám hỉ, cho vay sinh viên,....Cho vay sinh viên hiện nay mới chỉ chủ yếu theo diện đối tượng nghèo, vay NHCSXH.
15:30 ngày 20/09/2018
Hoàng Hà:
Thưa ông Trần Quốc Trung, ông có khuyến nghị chính sách với cơ quan quản lý trong quản lý tín dụng đen?
Thượng tá Trần Quốc Trung - phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội
Thượng tá Trần Quốc Trung - phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội
Tôi không thể đại diện cho ngành Công an. Nhưng ở góc độ Công an TP Hà Nội, Giám đốc đã có kế hoạch cụ thể để tổng rà soát, lên danh sách, quản lý các đối tượng liên quan đến tín dụng đen. Giao cụ thể cho từng cán bộ, chiến sĩ và phân cấp để quản lý.
Trong thời gian vừa qua, ở TP Hà Nội, tình hình tín dụng đen đã giảm số lượng. Khi các cửa hàng cầm đồ có sai phạm, công an thành phố đã kiến nghị các ngành liên quan để rút giấy phép hoạt động, buộc đóng cửa theo quy định của pháp luật.
Chức năng nhiệm vụ của ngành Công an là tham mưu cho đảng uỷ chính quyền trong công tác đảm bảo an ninh trật tự. Chưa có loại hình xử lý các hoạt động tín dụng đen nên trong thời gian tới các nhà làm luật nghiên cứu để có thể bổ sung, sửa đổi pháp luật để có những biện pháp, chế tài để xử lý, răn đe, đẩy lùi hoạt động tín dụng đen.
16:08 ngày 20/09/2018
Đức Lê:
Ở các nước, họ hạn chế tín dụng đen như thế nào thưa ông và cơ quan quản lý của Việt Nam nên làm gì đẩy lùi nạn tín dụng đen này thưa ông?
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
Tựu chung thì quy mô tín dụng đen không phải quá lớn, tín dụng phi chính thức chỉ khoảng 15-20%, tín dụng đen đã được kiểm soát phần nào. Trong khi đó, tín dụng đen ở Trung Quốc lên tới 20%, quy mô “kinh khủng”.
Ở Singapore, với sự phát triển của công nghệ, tín dụng đen ngày càng phức tạp. Các vụ cho vay không hợp pháp tăng 13% trong năm vừa rồi, chủ yếu là cho vay công nghệ, vay ngân hàng; số người bị bắt tăng 6%.
Vậy các nước đã làm như thế nào? Theo tôi thấy, họ triển khai đồng bộ các biện pháp khá giống với chúng ta. Quy mô tín dụng của nền kinh tế Việt Nam không nhỏ tương đương với 130% GDP. Cuối năm nay, dự tính quy mô tín dụng khoảng 138% GDP, quy mô này khá lớn. IMF cũng đã có khuyến cáo tới chúng ta.
Như tôi đã nói, trước hết phải làm sao để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp. Trên thế giới, đã có 25 quốc gia ban hành chiến lược thúc đẩy chiến lược tài chính toàn diện.
Trong đó, giáo dục tài chính được xem là 1 trong 4 trụ cột chính. Tôi nhấn mạnh cần sự vào cuộc của truyền thông để thông tin tới người dân. Bộ giáo dục đào tạo cũng cần vào cuộc, nên đưa giáo dục tài chính vào từ cấp 3, có thể là bộ môn tự chọn hoặc bắt buộc,…
Cần tăng cường các biện pháp pháp luật răn đe với tín dụng đen. Hình phạt quy định trong luật quy định khá rõ, nhưng theo tôi, có lẽ cần phải nghiêm hơn.
Thị trường tài chính, cần quan tâm hơn đến sự phát triển các tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, "chân rết" của NHCSXH, chi nhánh của công ty tài chính,…
Tăng cường minh bạch hóa thông tin trên thị trường tài chính ngân hàng, vừa làm hài lòng người dùng và cả cơ quan thanh tra giám sát,….Điều này cũng đòi hỏi cả nền kinh tế phải minh bạch. Vai trò của bảo vệ người tiêu dùng cũng còn hơi mờ nhạt, cần phát huy vai trò hơn nữa.
Tôi nhắc lại rằng, chúng ta cần thay đổi tư duy về tín dụng phi chính thức và tín dụng đen. Tín dụng phi chính thức không xấu tất cả. Tín dụng đen cũng cần định nghĩa đúng hơn.
22:58 ngày 20/09/2018
Đức Chung:
Xin hỏi về phía Ngân hàng Nhà nước, theo ông có nên tạo một hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho các công ty tài chính hoạt động để người dân tiếp cận nguồn vốn chính thống để an toàn hơn và thuận tiện hơn không thưa ông?
Ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát NHNN
Ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát NHNN
Tôi khẳng định, các cơ chế hoạt động theo quy định của NHNN và ở từng TCTD về cơ bản là đầy đủ và nếu thực hiện tuân thủ đầy đủ các quy định đó thì sẽ đem lại hiệu quả. Thông tư 43 quy định hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cũng đã có cho phép phục vụ các nhu cầu đi vay để đáp ứng nhiều nhu cầu tiêu dùng của người dân,… Rồi các quy định cụ thể khác về lãi suất,….Hay một điểm nữa, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện ồ ạt nhưng được NHNN cho phép kết nối với các nhà cung cấp, liên kết kênh để cung cấp dịch vụ,… .
Tôi khẳng định, đối với quy định pháp luật đã tạo điều kiện cho tài chính tiêu dùng rất đầy đủ. Vấn đề nữa ít người để ý, ngân hàng thương mại cũng cho vay tiêu dùng, nhưng đối tượng của họ là ai? Chưa có thống kê cụ thể, tuy nhiên, quan sát thấy hầu hết những đối tượng vay tiêu dùng là những người ít có điều kiện tiếp cận vay tại ngân hàng, “sợ” ngân hàng. Các công ty tài chính tiêu dùng hiện nay hoạt động được pháp luật cấp phép, bảo vệ. Tôi cho rằng điều đó tạo điều kiện các loại hình tín dụng khác đáp ứng nguồn vốn, giúp người dân dễ tiếp cận vốn vay.
Về chính sách, sắp tới có lẽ chúng ta vẫn phải sửa đổi bổ sung thêm các cơ sở pháp lý, đặc biệt là hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan bộ ngành.
Tôi cũng nhấn mạnh vai trò của công tác truyền thông, không chỉ báo chí, mà các đơn vị truyền thông, ngay trong NHNN…để tuyên truyền cho người dân, đồng thời giáo dục tài chính, để người dân am hiểu, thế nào là tài chính truyền thống và phi truyền thống, các quy định pháp luật cả hình sự và dân sự. NHNN hiện tại cũng đang có chương trình “Tiền khéo tiền khôn”. Các bộ ngành khác cũng cần tuyên truyền, nâng cao dân trí. Tín dụng đen chỉ có thể được đẩy lùi khi dân trí được nâng cao.
Ngoài ra, cần kiểm soát tốt hơn nữa công tác thu nợ của những người cho vay tín dụng đen. Hạn chế những hành vi thu nợ không phù hợp, dẫn tới ảnh hưởng xấu tới trật tự an ninh.Hiện nay, NHNN đang tích cực tiếp tục thực hiện tái cơ cấu hệ thống theo Quyết định 1058 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có tăng khả năng tiếp cận vốn vay của người dân, doanh nghiệp. Cụ thể hơn vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, NHNN cũng đang xây dựng ban hành đề án phát triển tín dụng quỹ tín dụng nhân dân, tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nông nghiệp.
23:23 ngày 20/09/2018
Nguyễn Duy Minh:
NHNN đã có giải pháp gì trong việc cung cấp nguồn vốn chính thức nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa – nơi được xem là mảnh đất màu mỡ của tín dụng đen thưa ông?
Ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát NHNN
Ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát NHNN
Về giải pháp trong việc cung cấp nguồn vốn chính thức cho khu vực nông thôn, vừng sâu, vùng xa, trong thời gian qua, NHNN đã đổi mới, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, trong đó:
Thứ nhất, trình Chính phủ ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 19/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó quy định các mức vay tối đa không có tài sản bảo đảm cho từng đối tượng khách hàng từ 50 triệu đồng đến 3 tỷ đồng; chỉ đạo các TCTD xây dựng chính sách ưu tiên khi thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm tạo cơ hội, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh của người dân các khu vực này.
Thứ hai, NHNN đã phối hợp với các Bộ ngành xây dựng và trình Chính phủ ký ban hành Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/10/2018; trong đó nâng mức cho vay tối đa không có tài sản đảm bảo của một số đối tượng khách hàng lên gấp 2 lần mức cho vay tối đa cũ, cụ thể: Cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng; Cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng, để phù hợp với nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp thực tế hiện nay của một số khách hàng cá nhân, hộ gia đình, góp phần hạn chế tín dụng đen khu vực nông thôn. Đến nay, dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (bao gồm cả Ngân hàng Chính sách xã hội) đạt 1,6 triệu tỷ, tăng 9% so với cuối năm 2017 và chiếm 21% dư nợ toàn nền kinh tế.
Thứ ba, đã ban hành quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính (Thông tư 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN), nhằm đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen (cho vay nặng lãi) ở các địa bàn này. Đến nay, toàn hệ thống TCTD có 27 tổ chức tín dụng phi ngân hàng (16 công ty tài chính và 11 công ty cho thuê tài chính) với dư nợ đạt trên 131 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay phục vụ đời sống (tiêu dùng) đạt trên 90 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó là tăng cường phổ biến, tuyên truyền cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng đến người dân.
- Tiếp tục mở rộng mạng lưới của các TCTD, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn và các địa phương còn nhiều khó khăn về kinh tế để mở rộng khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ ngân hàng; các TCTD tích cực mở rộng khả năng huy động vốn và cho vay các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp.
- Chỉ đạo các TCTD tiếp tục nghiên cứu cải cách, đơn giản hóa thủ tục cho vay, phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp từng đối tượng khách hàng; công khai, minh bạch các mức lãi suất, phí cho vay, đồng thời chủ động tiếp cận và hướng dẫn người dân về thủ tục vay vốn. - Chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tài chính vi mô… đẩy mạnh cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đến nay, dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội đạt gần 183 nghìn tỷ đồng với gần 6,7 triệu hộ còn dư nợ; trong đó dư nợ cho hộ nghèo đạt trên 38 nghìn tỷ đồng với 1,3 triệu khách hàng còn dư nợ.
- NHNN đã chỉ đạo NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: (i) đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu, tránh bị thiệt hại trước thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng hoạt động tín dụng đen; (ii) chỉ đạo cơ quan Công an trên địa bàn nắm bắt kịp thời tình hình cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen và có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định.
23:47 ngày 20/09/2018
Minh An:
Câu chuyện chống lại tín dụng đen cần sự phối hợp giữa nhiều bộ ban ngành, phía NHNN cần hỗ trợ gì để giải quyết vấn nạn này? Đặc biệt NHNN có kế hoạch truyền thông cho người dân kiến thức về tài chính cá nhân và định hướng cho họ tiếp cận đến với nguồn vốn chính thống của ngân hàng và các công ty tài chính?
Ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát NHNN
Ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát NHNN
Chúng tôi có đã có các giải pháp cụ thể và đang triển khai.
Chẳng hạn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản pháp luật về cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đó có quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng ngân hàng.
Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục tài chính, trong đó NHNN đã phối hợp các đơn vị trong và ngoài ngành thực hiện chương trình Tiền khéo tiền khôn và chương trình Giáo dục tài chính trên các kênh của VTV.
Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh truyền thông nhằm nâng cao kiến thức người dân về các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng, giúp giảm thiểu rủi ro cho người dân và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, trong đó có các sản phẩm về cho vay, các chương trình chính sách hỗ trợ về vốn cho các đối tượng DNNVV, người dân vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn…. Tham gia, phối hợp với cơ quan công an, các sở, ban. Ngành, chính quyền địa phương xử lý 218 vụ việc liên quan đến tín dụng đen tại 16 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền là khoảng 117 tỷ đồng. Trong đó, đã xử lý 72 vụ việc, khởi tố 14 vụ, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 37 vụ.
NHNN cũng sẽ tiếp tục và tăng cường sự phối hợp với Bộ Công an, các sở ban, ngành, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền chính sách, pháp luật về hoạt động ngân hàng, các quy định pháp luật về phòng chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng đen,… sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân trong xã hội; tham gia đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến tín dụng đen,…
09:37 ngày 21/09/2018
Thùy Dung:
Tôi thấy nhiều người nói vay qua thẻ tín dụng đang khá là khó khăn. Liệu có nên đề nghị các công ty tài chính và ngân hàng đơn giản hóa thủ tục, phí dịch vụ cho bớt phức tạp, cho phép người dân được sử dụng thẻ dễ dàng hơn. Có nên đơn giản hóa thủ tục quản lý thẻ, để người ta dễ dàng vay tiền hơn không?
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV
Riêng về thẻ tín dụng, ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài đều làm rất chặt. Thẻ tín dụng chính là tín chấp, mà tín chấp chính là rủi ro. Nợ xấu trong thẻ tín dụng bao giờ cũng ở mức rất cao. Ngân hàng chúng ta còn may vì nền kinh tế đang ổn, còn nếu nền kinh tế mà xấu thì thẻ tín dụng là cái nơi đầu tiên có nợ xấu cao, cho nên vẫn cần phải làm chặt với thẻ tín dụng. Ở nước ngoài, người ta cũng thẩm định rất kỹ, hồ sơ không hề đơn giản.
Tuy nhiên, tôi đồng ý là là ở cả ngân hàng và các định chế tài chính khác có lẽ cũng cần đơn giản hóa những thủ tục cho vay không cần thiết. Tăng ứng dụng công nghệ vào để bớt thủ tục giấy tờ, hồ sơ, về lâu dài thì cho phép nhận diện khách hàng,…hướng tới tài chính số.
Nguồn tin: cafef.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn