Từ năm lên 9 tuổi, Văn Lâm đã học chơi bóng đá ở Trường Đào tạo Tài năng Thể thao trẻ Spartak Moscow, và từ năm 14 tuổi, Lev Đặng quyết định đi theo bước chân huyền thoại của mình ở Dynamo.
Mẹ Văn Lâm là một nữ diễn viên Nga, còn bố là một vũ công ba-lê Việt Nam. Anh từng cùng đồng đội giành chức vô địch Nga, trở thành thủ môn xuất sắc nhất trong giải vô địch chuyên nghiệp Lào, và 2 tháng trước vô địch Đông Nam Á và bây gườ trở thành thủ môn đắt giá nhất trong khu vực, Báo thể thao Xô viết bình luận.
PV: Anh sinh ra ở Nga, tại sao bây giờ anh chơi cho ĐT Việt Nam?
Tôi được sinh ra ở Moscow. Mẹ tôi là người Nga, còn bố tôi là người Việt Nam. Mẹ tôi từng là diễn viên, còn bố tôi là vũ công ba-lê. Ông bà gặp nhau tại Học viện Nghệ thuật Sân khấu kịch Nga (GITIS)-trong một lần tập luyện.
Gia đình tôi sống ở đó 8 năm và cho đến khi tôi học trung học cơ sở thì theo học Spartak Moscow-một trường đào tạo vận động viên thể thao, bao gồm cầu thủ bóng đá (PV).
PV: Tại sao phải là Spartak Moscow ?
Vì Học viện gần nhà nhất. Tôi sống gần ga tàu điện ngầm Preobrazhenskaya Ploshchad, bên kia đnờng là Sân vận động Almaz, bây giờ gọi là Netto.
Sau Asian Cup Đặng Văn Lâm trở thành thủ môn đắt nhất châu Á |
PV: Vì sao anh rời khỏi Spartak?
Sau khi chia tay HLV Yartsev, thầy Yevgeny Sidorov tiếp nhận tôi. Khi đó, tôi vẫn đang phải điều trị chấn thương. Tôi từng phải ngồi trên băng ghế dự bị khi tham dự các giải đấu lớn trong CLB Moscow Krylya Sovetov trong 1 năm.
Sau khi hết hợp đồng, tôi trở lại Spartak, tái ngộ Sidorov, ông rất ngạc nhiên vì tôi vẫn còn trẻ và ngây thơ. Ban huấn luyện bảo tôi thay quần áo. Sau khóa đào tạo, Sidorov dẫn tôi đến một HLV Thủ môn có tên lửa Darwin.
Vừa mới gặp nhau, ông ấy thốt ra những lời khiến tôi nhớ suốt đời, “Lev này, em biết không, tôi từng mơ chơi kèn Harmonica khi còn nhỏ, nhưng tôi chỉ có thể nghe được thôi. Ý ông ấy muốn nói rằng tôi chẳng hề có chút tài năng nào.
PV: Đến bây giờ anh vẫn nhớ?
Đúng vậy. Đó là một lời xúc phạm. Mẹ từng khuyên tôi từ bỏ bóng đá trong một tuần, và tối từ chối ra khỏi phòng.
Sau đó Văn Lâm gặp cha mẹ để thuyết phục và họ tôn trọng ý nguyện của con trai.
PV: Anh chơi ở đội hạng dưới là Dynamo?
Vâng, đội bóng xếp hạng 5. Tôi đã đến Dynamo gặp mặt HLV. Ông ấy đã biết tôi và đề nghị các nhà đào tạo tiếp nhận tôi. Và tôi không biết gì về điều này.
PV: Anh từng chụp một bức ảnh đen trắng trong một chiếc mũ lưỡi trai, giống như Lev Yashin vào ngày sinh nhật. Ai là thần tượng của anh?
- Tôi thật sự không thích từ “thần tượng”.
PV: Vậy ai là người tiếp theo anh muốn neo theo sự nghiệp ?
- Lev Yashin là một mẫu người mà bất kỳ thủ môn nào trên thế giới cũng cần học hỏi. Hiện tại có rất nhiều thủ môn tôi yêu thích, chẳng hạn như Buffon và Casillas, nhưng tôi không xem là thần tượng, tôi chỉ xem họ như đồng nghiệp và có những điều mà mình cần học hỏi.
Đặng Văn Lâm cho biết anh rất yêu mến thủ môn huyền thoại Xô viết Yashin |
PV: Với anh ai là thủ môn hay nhất thế giới hiện nay?
- Tôi nghĩ là De Gea. Courtois cũng xuất sắc.
PV: Tại sao anh lại rời Nga?
- Với CLB Dynamo tôi đã chơi tốt, tôi có vị trí trong đội hình hai của họ. Tôi tập luyện với một số thủ môn có kinh nghiệm, lắng nghe và học hỏi từ họ rất nhiều. Tôi là người trẻ nhất ở đó. Khi gần kết thúc hợp đồng, những người ở Học viện nói với tôi rằng tôi sẽ không được ký hợp đồng chuyên nghiệp.
PV: Rồi anh lập tức sang Việt Nam?
- Tôi biết khả năng của bản thân có thể chơi cho Dynamo hay chơi ở Nga. Nhưng khi đó có nhiều điều không suôn sẻ. Tôi đã nhờ bố tôi tìm cho tôi một đội bóng ở Việt Nam. Chúng tôi tìm kiếm trên mạng và lên một danh sách rồi sau đó bay sang Việt Nam.
PV: Anh có biết tiếng Việt hay từng đến đó trước đây?
- Chúng tôi từng du lịch Việt Nam khi tôi còn nhỏ. Tôi biết tiếng Việt vì ở nhà bố nói tiếng Việt với chúng tôi, còn mẹ tôi thì nói tiếng Nga. Chúng tôi biết hai ngôn ngữ. Tôi không biết nhiều từ vựng tiếng Việt lắm và khi sang đó tôi mới bắt đầu học thêm, cả đọc lẫn viết.
PV: Được đào tạo ở Spartak và Dynamo, cao 1,88m nên có lẽ anh không khó khăn để tìm được bến đỗ?
- Tôi có sự lựa chọn. Đầu tiên tôi đến một đội bóng ở thủ đô. Khi tôi hỏi nơi thay đồ, họ chỉ ra phía sau cánh cửa. Khi tôi mở cửa thì đấy là toilet. Tôi phải thay đồ trong nhà vệ sinh khi tất cả mọi người đều làm thế. Tôi bị sốc. Nó quá khác so với những gì tôi đã trải nghiệm trước đây. Tôi vẫn tập luyện nhưng nhận ra nơi đây không thuộc về mình. Thử một, hai CLB rồi tôi bay vào TP Hồ Chí Minh. Tôi tìm thấy một đội bóng và gặp vấn đề tương tự. Cuối cùng tôi đến với HAGL, khi đó họ có hợp tác với Arsenal. Sân tập của họ rộng rãi, cơ sở vật chất đầy đủ. Tôi quyết định ký hợp đồng với họ. Tôi tin rằng chuyện cổ tích của bản thân sẽ bắt đầu ở đây. Năm 18 tuổi, tôi đã tập luyện cùng với đội hình chính của họ.
Thế nhưng?...
- Mùa đầu tiên tôi chỉ có tập mà không được thi đấu. Mùa thứ hai cũng thế. Tôi được gọi vào đội U19 quốc gia nhưng không thể đá chính cho CLB.
PV: Vấn đề ở đâu?
- Tâm lý. Có sự khác biệt trong văn hóa giữa Nga và Việt Nam.
Gia đình thủ môn Đặng Văn Lâm |
PV: Anh có thể nói rõ hơn?
- Tiếng Việt của tôi lúc đó chưa tốt. Thứ hai, tôi đến đó và cư xử như một người Nga, một người nước ngoài. Họ có vẻ không thích tôi, không thích "cái gã người Nga này". HLV không điền tên tôi vào danh sách thi đấu. Trong một năm rưỡi đầu tiên tôi may mắn khi làm việc với HLV thủ môn người Thái Lan. Ông ấy không quan tâm tôi đến từ đâu và nói tiếng gì. Chúng tôi đã làm việc với nhau rất ăn ý. Ông ấy nhận thấy tôi có những tố chất mà thủ môn Việt Nam khó có.
PV: Họ không thích anh ngay từ đầu sao?
- Vì có những khác biệt. Ví dụ thế này: Ở Nga bạn có thể nhẹ nhàng tiếp cận HLV, nói những điều bạn chưa hài lòng. HLV dễ dàng lắng nghe và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết. Ở châu Á thì khác. HLV luôn là người đúng và bạn không được tranh cãi. Người càng lớn thì càng biết nhiều và khi đối mặt với họ bạn phải hạ thấp ánh mắt xuống. Trước đây tôi không hiểu chuyện. Tôi thường nói thẳng ý kiến với HLV, đôi khi tranh cãi. Ở Việt Nam, hành động này được xem là ngạo mạn. Mùa thứ hai, họ đem tôi cho CLB ở Lào mượn.
PV: Thời gian ở Lào thì thế nào?
- Anh không tưởng tượng nổi đâu, giải đấu ở đó ít phát triển hơn. Tuy nhiên, tôi lại không hối tiếc về quãng thời gian ở đó. Đó là thử thách với tôi và là quãng thời gian đáng giá.
Đặng Văn Lâm và các đồng đội ĐT Quốc gia Việt Nam |
PV: Anh có thể kể về các trận đấu ở Lào không?
- Có nhiều điều đã xảy ra. Ở Việt Nam nhiệt độ thường cao còn ở Lào là nóng kinh khủng. Khi tivi nói rằng hôm nay có gió tức là bạn tốt nhất là không nên ra ngoài. CLB của tôi có xe buýt đưa đón cầu thủ, từ nơi ở ra sân tập. Chúng tôi đi tập mỗi ngày còn xe buýt thì thường không khởi động. Thế nên, mỗi ngày chúng tôi phải đẩy xe đi từ 10-20 mét để cho tài xế có thể nổ máy. Xe không có điều hòa còn bên ngoài nóng như đổ lửa. Chúng tôi phải đổ nước vào ghế mới có thể ngồi xuống mà không bị phỏng.
Sau một năm chơi chuyên nghiệp ở Lào, tôi là thủ môn giỏi nhất, đội của tôi đứng thứ hai của giải. Đó là mùa bóng chuyên nghiệp đầu tiên trong sự nghiệp của tôi.
PV: Sau đó anh trở lại Việt Nam?
- Tôi có đi nghỉ ở Nga, khi trở lại Việt Nam thì nghĩ rằng mình sẽ quay về HAGL. Nhưng chuyện tương tự như ở Spartak lại xảy ra. Họ thông báo chấm dứt hợp đồng với tôi. Ba năm ở Việt Nam và tôi đã không hoàn thành được mục tiêu mà bản thân đặt ra. Tôi muốn đến Việt Nam, tập luyện thi đấu, được chơi cho đội tuyển quốc gia để khiến bố tôi tự hào. Nhưng tôi đã thất bại.
PV: Rồi anh trở về Nga?
- Tôi không muốn trở về. Trở về thì sự nghiệp chơi bóng của tôi sẽ chấm hết. Tôi tin rằng mình có thể tiếp tục. Tôi nhờ bác ở Việt Nam tìm một đội bóng ở giải hạng Nhất nhưng khi đó tôi cũng không được cho ra sân.
Bốn năm liền không thi đấu ở Việt Nam. Tôi không hiểu nổi sao bản thân có thể chịu đựng tốt đến vậy. Tôi khi đó nhận lương 200 đôla một tháng, sinh hoạt cùng các đồng đội ở một nơi có tiêu chuẩn thấp hơn tiêu chuẩn bình thường ở Việt Nam.
Đặng Văn Lâm giản dị trong cuộc sống đời thường |
Bố của tôi gọi cho tôi, ông ấy gần như khóc và yêu cầu tôi trở về Nga.
PV: CĐV Việt Nam yêu mến bóng đá như thế nào so với ở Nga?
- Chúng tôi có những người hâm mộ tuyệt vời nhất. Họ không hề kém cạnh so với các siêu cường túc cầu châu Âu - họ lái xe ra đường và đốt pháo ăn mừng. Bây giờ trên Sân vận động có mặt khoảng 30 nghìn người hâm mộ, trong khi trung bình chỉ có chừng 18-20 nghìn người đã tập trung là hết mức.
PV: Bây giờ đi đến tận Tứ kết Asian Cup, đây có phải là một sự kiện lịch sử đối với Bóng đá Việt Nam?
-Vâng đúng vậy. Đây là lần đầu tiên, chúng tôi giành chiến thắng ở cấp độ phải đá playoff.
PV: Điều này có thể so sánh với việc ĐT Bóng đá Nga tiến vào Tứ kết World Cup?
-Nhà báo có thể so sánh như vậy cũng được. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam còn hơn thế nữa. Anh có biết chuyện gì xảy ra ở các thành phố của Việt Nam sau khi chúng tôi giành chiến thắng trước Jordan. Tất cả mọi người Việt Nam đều đổ xuống đường, tất cả mọi quảng trường trung tâm thành phố đều chật cứng người.
Kết thúc cuộc phỏng vấn kéo dài 2 giờ đồng hồ hôm 24/1, Đặng Văn Lâm bày tỏ mong muốn sẽ được chơi bóng cho các CLB lớn ở châu Âu.
Báo BVPL và các cổ động viên xin chúc cho ý nguyện của anh sớm trở thành hiện thực.
Nguồn tin: BVPL:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn