12 cách đi vào giấc ngủ dễ dàng

Thứ năm - 08/02/2018 01:51
(Khoahocphattrien) - Một người bình thường cần ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày và tốt nhất ngủ trước 11 giờ đêm. Thế nhưng, có những người bất kể già hay trẻ lại rất khó đi vào giấc ngủ kể cả họ "đặt mình" trước 11h đêm. Hy vọng những mẹo này sẽ chúng ta có giấc ngủ ngon hơn.
12 cách đi vào giấc ngủ dễ dàng

 

1. Tạo cho mình một không gian ngủ phù hợp

Nếu có một chiếc đệm sần sùi và cũ, hãy mạnh dạn vứt bỏ đừng tiếc nuối nếu bạn không muốn cảm giác khó chịu, cộm người có thể khiến mình ngủ không ngon. Một vài thay đổi nhỏ trên giường cũng có thể làm bạn dễ ngủ như sử dụng ga trải giường bằng cotton vì chúng không làm ngứa ngáy. Một mẹo nhỏ nữa là bạn nên dùng gối sa-tanh thay vì cotton vì nó sẽ cho bạn cảm giác dễ chịu, mát mịn khi kê má nằm ngủ. Nhiệt độ phòng tốt nhất để ngủ là từ 26-28 độ C. Phòng phải đảm bảo không khí lưu thông.


2. Tắt hết đèn

Bóng tối hoàn toàn rất cần thiết vì ánh sáng gây ức chế các hormon ngủ cũng như tăng nhiệt độ cơ thể bằng cách sản xuất hormon cortisol, khiến bạn "tỉnh như sáo".

3. Chọn quần áo thoải mái nhất khi đi ngủ

Những bộ váy, đồ công sở ban ngày đã quá gò bó với cơ thể bạn. Hãy chọn chất liệu, kiểu dáng quần áo ngủ giúp cơ thể cảm thấy được vỗ về như vải voan, vải bông, lụa… Thậm chí, một số người có thói quen không mặc quần áo lúc ngủ để họ không bị giới hạn và dễ di chuyển xung quanh.

4. Đừng dùng thiết bị điện tử

Hầu hết ai trước khi đi ngủ đều lướt nét để kiểm tra mạng xã hội hoặc để giải trí. Điện thoại, tivi và máy tính thu hút chúng ta. Chúng làm não thức giấc và phải cảnh giác. Vì vậy, để dễ ngủ hơn, bạn cần chào tạm biệt chiếc điện thoại yêu quý của mình. Cần phải trốn tránh những thiết bị này trước khi đi ngủ vì ánh sáng từ chúng làm chất lượng giấc ngủ giảm nặng. Hãy chống lại internet nếu bạn đã thức nhiều đêm vì chúng chỉ khiến tình trạng mất ngủ của bạn thêm trầm trọng mà thôi.

5. Ra khỏi giường

Nằm trên giường, bồn chồn và khó chịu thực sự làm não bạn tỉnh táo dần. Nếu cảm thấy không ngủ được, hãy thức dậy và làm một việc khác như đọc sách hoặc chơi sudoku (trò chơi câu đố sắp xếp chữ số dựa trên logic theo tổ hợp) - nhớ không dùng điện thoại. Khi cảm thấy kiệt sức thì bạn sẽ lập tức muốn quay lại giường. Bạn cũng nên thử ngủ trên ghế sô-pha hoặc sang phòng khác ngủ, đôi khi việc đó lại có hiệu nghiệm.

6. Làm nhẹ bàng quang

Không nên uống quá nhiều chất lỏng trước khi ngủ vì bạn sẽ phải dậy giữa đêm để giải quyết "nỗi buồn" - điều này làm gián đoạn giấc ngủ say. Hãy làm nhẹ bàng quang trước khi lên giường ngủ để mang lại cảm giác dễ chịu và nhẹ nhõm.

7. Nói không với căng thẳng

Một cách quan trọng để ngủ là dứt những ý nghĩ lo âu ra khỏi tâm trí. Tiếng mưa rơi và tiếng nhạc nhỏ nhẹ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng. Nếu bạn là người hay lo nghĩ, tránh nghĩ về những điều xảy ra trong ngày. Bạn cũng không nên tưởng tượng về những thứ ghê sợ hoặc bạo lực. Nếu bạn thấy mình bị phân tâm quá nhiều, hãy chơi một giai điệu và thả hồn vào âm nhạc.

8. Thay đổi tư thế ngủ

Tư thế ngủ là điều rất quan trọng nếu muốn một giấc ngủ ngon. Đảm bảo rằng bạn giữ lưng thẳng và gối không để quá cao hoặc thấp. Tránh nằm sấp và bạn có thể thử đặt một gối giữa đầu gối để giữ hông bạn cân bằng.


9. Thử một vài kỹ thuật thư giãn

Tập thể dục: Hãy nghiên cứu những bài tập trước khi đi ngủ, bạn có thể tập trong khoảng 10 phút.

Thiền: Phương pháp này luôn là cách làm nghỉ ngơi đầu óc và tránh căng thẳng được nhiều người ưa chuộng truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, để có thể thiền đúng cách, bạn cần phải học hỏi và tập luyện nhiều.

Đi vào thế giới tưởng tượng: Bạn hãy thử tưởng tượng về điều làm mình vui vẻ hoặc mơ ước hằng mong đợi. Hãy thử nghĩ đến một ngày lý tưởng của mình, những đứa con xinh đẹp, bãi biển hay đơn giản là một người bạn yêu mến.

Thở bằng phương pháp "4-7-8": Thứ nhất, đặt đầu lưỡi của bạn vào hai răng cửa rồi thở ra hết. Sau đó, ngậm mồm lại và hít vào mũi trong 4 giây rồi kìm hơi lại trong 7 giây. Cuối cùng, thở ra hoàn toàn bằng miệng trong 8 giây. Hãy lặp đi lặp lại những bước này đến khi bạn chìm vào giấc ngủ.


10. Tạo thành phản xạ có điều kiện

Hãy đặt giờ đi ngủ rồi lặp đi lặp lại thói quen này trong 30 ngày, sau đó cơ thể của bạn sẽ tự thấy mệt và biết khi nào cần nghỉ. Nếu một số quần áo khiến cơ thể thấy khó chịu, hãy thay ra và mặc bất cứ thứ gì bạn cảm thấy thoải mái.

11. Kiểm soát ăn uống

Giới hạn lượng thức ăn tiêu thụ vào chiều tối vì nó có thể làm bạn đầy bụng và không ngủ tốt. Tránh uống những thứ chứa cồn hoặc caffein ngay trước khi ngủ vì chúng sẽ làm rối loạn giấc ngủ. Thay vào đó, bạn nên tắm vòi hoa sen ấm, làm người sạch sẽ, thư thái và uống một ly sữa nóng.

Khi không ngủ được, đừng cố nằm trên giường nữa mà hãy ngồi dậy thử chơi trò chơi trí não soduku (không dùng điện thoại) đến khi cảm thấy mệt hãy dừng và ngủ ngay.

12. Áp dụng phương pháp 4,7 và 8 

Người tiên phong trong nghiên cứu phương pháp này là TS Andrew Weil, cựu sinh viên Harvard. Đây là phương pháp hít thở vô cùng đơn giản và dễ áp dụng. 

Hãy hít vào 4 giây, nín thở 7 giây và thở ra bằng miệng trong vòng 8 giây, lặp lại chu trình vài lần cho đến khi cơn buồn ngủ kéo tới. Hoạt động này sẽ khiến giảm nhịp tim, giải phóng một số chất hóa học trong não khiến trí óc bạn trở nên thư thái.

Tác giả bài viết: Anh Sa (tổng hợp)

Nguồn tin: khoahocphattrien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây