11 lệnh cấm vận Mỹ áp đặt lên Triều Tiên là những gì?

Thứ năm - 28/02/2019 20:35
Trong cuộc họp bất ngờ lúc nửa đêm ngày 28/2, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho cho biết, phái đoàn Triều Tiên chỉ đề xuất gỡ bỏ 5 trong tổng số 11 lệnh cấm vận từ phía Mỹ. Vậy, 11 lệnh cấm vận Mỹ áp đặt lên Triều Tiên là những gì?
11 lệnh cấm vận Mỹ áp đặt lên Triều Tiên là những gì?

11 lệnh cấm vận Mỹ áp đặt lên Triều Tiên không phải được đưa ra ngay lập tức trong một lần. Nó là tổng của nhiều lần đưa ra trừng phạt theo cấp độ.

 
11 lệnh cấm vận Mỹ áp đặt lên Triều Tiên bao gồm cả cấm buôn bán vũ khí.

Nghị quyết trừng phạt Triều Tiên mới nhất do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua ngày 11/9/2017. Nghị quyết lần này đánh thêm vào 5 lĩnh vực chính được coi là thế mạnh của Bình Nhưỡng. Theo mô tả của Mỹ, đây là những biện pháp mạnh tay nhất nhằm vào quốc gia Đông Bắc Á từ trước đến nay. 

11 lệnh cấm vận Mỹ áp đặt lên Triều Tiên

Dầu mỏ: Liên Hợp Quốc đã cắt giảm hơn 55% sản phẩm dầu tinh chế nhập khẩu vào Triều Tiên, đồng thời áp đặt mức trần 2 triệu thùng/năm đối với tất cả các sản phẩm dầu tinh chế nhập khẩu vào Triều Tiên, bao gồm cả xăng.

Nghị quyết yêu cầu Triều Tiên giữ nguyên số lượng dầu thô hiện tại, vốn được các nước cung cấp cho Bình Nhưỡng trước đây, đồng thời Liên Hợp Quốc cũng đưa ra mức hạn chế xuất khẩu dầu thô sang Triều Tiên.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu dầu thông qua hệ thống đường ống nối thành phố Đan Đông, Trung Quốc với thành phố Sinuiju, Triều Tiên không nằm trong diện bị cấm theo lệnh trừng phạt mới.

Bên cạnh đó, nghị quyết cũng áp dụng lệnh cấm khí ngưng tụ và khí tự nhiên hóa lỏng xuất khẩu sang Triều Tiên.

Dệt may: Liên Hợp Quốc đã cấm tất cả các mặt hàng may mặc xuất khẩu của Triều Tiên, trong khi kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi năm của Bình Nhưỡng trong lĩnh vực này lên tới 760 triệu USD trong những năm gần đây.

Hàng dệt may của Triều Tiên chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc. Giá trị nhập khẩu trong lĩnh vực may mặc của Trung Quốc với Triều Tiên đạt 147,5 triệu USD trong quý 2 năm nay, chiếm 38% trong tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa Triều Tiên của Trung Quốc.

Lao động ở nước ngoài: LHQ cấm các nước thuê lao động Triều Tiên ở nước ngoài. Hiện có khoảng 100.000 công dân Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, mang về 5 tỷ USD mỗi năm cho Bình Nhưỡng.

Theo nghị quyết này, những người Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài có thể tiếp tục công việc của họ cho đến khi giấy phép làm việc hiện tại của họ ở nước đó hết hạn.

Dự án chung: Để trừng phạt Bình Nhưỡng, Liên Hợp Quốc đã yêu cầu chấm dứt tất cả các dự án làm ăn chung giữa Triều Tiên với các nước, song vẫn có trường hợp ngoại lệ. Theo nghị quyết, các nhà máy thủy điện hợp tác giữa Triều Tiên - Trung Quốc trên sông Áp Lục, cùng với dự án cảng và đường sắt Khasan-Rajin giữa Triều Tiên Nga, vốn được sử dụng để vận chuyển than đá của Nga sang các nước khác, được miễn trừng phạt.

Xuất khẩu than đá: Đây là nghị quyết được thông qua ngày 30/11/2016. Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết này nhắm mục tiêu tới hoạt động giao thương về than đá giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Theo đó, LHQ dự kiến cắt giảm 60% kim ngạch xuất khẩu than từ Bình Nhưỡng sang quốc gia láng giềng.

Thủy, hải sản: Thủy, hải sản là một trong những danh mục hàng hóa của Triều Tiên bị cấm đánh bắt ở vùng biển quốc tế, cấm xuất khẩu, đồng thời cũng được đưa vào diện theo dõi buôn lậu qua biên giới với Trung Quốc.

Đóng băng tài sản và cấm đi lại: Liên Hợp Quốc đóng băng tài sản của các tổ chức Triều Tiên có thể có ở Mỹ.Một số quan chức, bao gồm người đứng đầu các hoạt động tình báo của Triều Tiên ở nước ngoài bị cấm đi lại.

Nguyên liệu thô: Ngày 6/8/2017, nghị quyết của Liên Hợp Quốc cấm Triều Tiên xuất khẩu than đá, quặng sắt và các nguyên liệu thô. Ngoài ra, việc xuất khẩu các kim loại khác như đồng, nickel, bạc, kẽm cũng bị cấm.

Đầu tư nước ngoài: LHQ cũng hạn chế đầu tư của nước ngoài vào Triều Tiên. Mục tiêu của lệnh trừng phạt là nhằm giảm 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của Bình Nhưỡng.

Cấm mua bán vũ khí và thiết bị quân sự: Triều Tiên bị cấm mua bán vũ khí và thiết bị quân sự với tất cả các nước trên thế giới.

Cấm nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ phẩm: Đây cũng là một biện pháp trừng phạt mở rộng được đưa ra gần đây.

Triều Tiên không thay đổi lập trường

 
Hình ảnh tại cuộc họp báo lúc nửa đêm của đoàn Triều Tiên. Ảnh: TTXVN

Tại cuộc họp báo, Ngoại trưởng Ri Yong-ho cho biết Triều Tiên đã đưa ra đề xuất về việc dừng vô thời hạn các vụ thử hạt nhân và tên lửa tầm xa trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump.

Ngoại trưởng Ri Yong-ho cũng cho biết nước này đã đưa ra đề xuất mang tính thực chất trong cuộc gặp thượng đỉnh vừa diễn ra giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump. Theo đó, Ngoại trưởng Ri Yong-ho khẳng định Triều Tiên muốn 5 nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp quốc được dỡ bỏ, đặc biệt là những biện pháp trừng phạt liên quan đến đời sống của người dân Triều Tiên. Theo Ngoại trưởng Triều Tiên, Bình Nhưỡng mong muốn các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ một phần chứ không phải toàn bộ.

Ngoại trưởng Ri Yong-ho cũng cho rằng không có thỏa thuận nào tốt hơn thỏa thuận mà Triều Tiên đã đưa ra vì đây là những bước đầu tiên để hướng tới phi hạt nhân hóa, đồng thời truyên bố Bình Nhưỡng không thay đổi đề xuất đã đưa ra nếu Mỹ đề xuất đàm phán lần nữa trong tương lai.

Ông Ri Yong-ho cũng khẳng định Triều Tiên sẽ không thay đổi lập trường ngay cả khi Mỹ mong muốn thúc đẩy đối thoại. Nhà ngoại giao này cũng tiết lộ Mỹ mong muốn Triều Tiên có "thêm một bước đi" ngoài việc dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon.

Nguồn tin: infonet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây