'Theo đại học, chưa chắc tôi làm được thế này'

Thứ tư - 05/04/2017 19:40
(PL News) - Tạ Đình Huy chia sẻ khi con người ta bị đặt vào hoàn cảnh ngặt nghèo nào đó thì có thể bộc phát những khả năng siêu phàm.
Tạ Đình Huy
Tạ Đình Huy


Khách hàng - những người nông dân từ khắp mọi miền bắt đầu tìm đến Huy để hỏi mua chiếc máy mà họ được giới thiệu qua truyền hình và báo chí. 

Mỗi tháng, xưởng của anh bán được khoảng trên 30 sản phẩm, trung bình mỗi ngày bán được 1 chiếc. Quy mô xưởng chưa lớn nên gần như lượng máy sản xuất ra chỉ đáp ứng được các đơn hàng đặt trước. 

Chiếc máy nông nghiệp 15 chức năng của Huy có 6 kiểu loại khác nhau. Tùy theo nhu cầu của người dùng, tùy theo từng loại địa hình, khách hàng có thể lựa chọn từ 1 đến toàn bộ 15 chức năng. Giá mỗi chiếc dao động từ 6 đến trên 20 triệu. Tuy nhiên, Huy cho biết, tiền công thu về từ mỗi chiếc máy bán được không nhiều. 

Ngoài chiếc máy nông nghiệp đa chức năng, hiện tại, xưởng cơ khí của Huy cũng đang sản xuất những loại máy đặc thù mà thị trường không có sẵn. Chẳng hạn như máy làm cỏ, vun xới trong phạm vi nhỏ hơn 25cm. Khi thực tiễn sản xuất của bà con cần loại máy nào, anh sẽ chế tạo ra loại máy đó để phục vụ. 

Trả lời câu hỏi về ý định nâng cấp tính năng cho chiếc máy của mình, Huy khẳng định, anh sẽ không dừng lại ở đây. Tuy nhiên, việc thêm tính năng hay không là do công việc của bà con nông dân.


Câu chuyện về anh nông dân trẻ sáng chế máy nông nghiệp đa chức năng bắt đầu từ năm 2005. Hồi đó phần vì đam mê, phần vì cuộc sống từ nhỏ đã gắn với nông thôn, ruộng đồng nên anh chỉ mong muốn làm ra sản phẩm giúp ích cho chính mình, gia đình mình và những người xung quanh. 

Chiếc máy đầu tiên với 2 chức năng làm đất và bơm nước do chính Huy sử dụng trên mảnh ruộng của gia đình sau đó bán lại cho người hàng xóm với giá 1,6 triệu đồng. 

Không tự hài lòng với chính mình, Tạ Đình Huy tiếp tục mày mò cải tiến chiếc máy. Từ chiếc máy cồng kềnh, thô sơ, hoạt động hạn chế ở các địa hình ban đầu, Huy dần dần hoàn thiện sản phẩm. Năm 2013, Huy cho ra đời chiếc máy 7 chức năng, rồi năm 2014 là 8 chức năng. 

Đến nay, chiếc máy có tới 15 chức năng khác nhau, bao gồm: cày đất, tạo luống, phay đất, bừa, bơm nước, tạo hàng để gieo hạt, làm cỏ vườn, kéo rơmóc, tời kéo, đào bồn cà phê, đảo phân vi sinh, phun thuốc bảo vệ thực vật, phát điện, nghiền thức ăn chăn nuôi, đào hố trồng cây. 


Quá trình hoàn thiện chiếc máy không phải là quãng thời gian dễ dàng với Huy. 

Chỉ học hết lớp 12 và không qua bất kỳ lớp đào tạo nào về cơ khí, chế tạo máy, Huy bắt đầu những bản vẽ đầu tiên của chiếc máy đa chức năng với vốn kiến thức về nghề sửa xe máy. Không biết bao nhiêu đêm, Huy đã phải thức trắng. Hàng trăm bản vẽ đã bị ném đi. 

Nhiều người không tin một cậu trai làng không có bằng cấp gì như Huy có thể làm nên chuyện. Nhiều người còn nói Huy dở hơi. Mẹ Huy cũng chỉ tin cậu con trai cả của mình có thể chế tạo một chiếc máy cho hàng ngàn nông dân khi cậu con trai đặt sản phẩm trước mặt bà.

Quá trình hoàn thiện chiếc máy không phải là quãng thời gian dễ dàng với Huy. 

Chỉ học hết lớp 12 và không qua bất kỳ lớp đào tạo nào về cơ khí, chế tạo máy, Huy bắt đầu những bản vẽ đầu tiên của chiếc máy đa chức năng với vốn kiến thức về nghề sửa xe máy. Không biết bao nhiêu đêm, Huy đã phải thức trắng. Hàng trăm bản vẽ đã bị ném đi. 

Nhiều người không tin một cậu trai làng không có bằng cấp gì như Huy có thể làm nên chuyện. Nhiều người còn nói Huy dở hơi. Mẹ Huy cũng chỉ tin cậu con trai cả của mình có thể chế tạo một chiếc máy cho hàng ngàn nông dân khi cậu con trai đặt sản phẩm trước mặt bà. 

Giờ đây mẹ của Huy nói rằng bà rất tự hào về con mình nhưng nhớ lại quãng thời gian ấy, nhiều lúc thấy con mày mò rồi thất bại, bà cũng thấy xót ruột lắm nhưng không biết làm thế nào để giúp. 

Còn Huy thì cảm thấy hài lòng vì được làm theo niềm đam mê chế tạo, vì những thành quả mà anh có được ngày hôm nay. 

Tôi hỏi Huy có tiếc vì hồi đó anh không được đi học đại học hay không vì biết đâu với niềm đam mê và khả năng của mình, được đào tạo một cách bài bản, thành quả mà anh có được sẽ lớn hơn? Huy đã trở lời rằng không hẳn thế. 


Hồi đó, sau khi học hết lớp 12, chàng trai Tạ Đình Huy cũng có ước mơ thi vào ĐH tuy nhiên, bố mất sớm, lại là con cả trong nhà, hoàn cảnh gia đình đã không cho phép Huy thi vào đại học. Chàng trai trẻ lựa chọn đi học sửa xe máy để có thể nhanh chóng phụ giúp mẹ và chăm sóc em. 

"Mình nghĩ khi con người ta bị đặt vào một hoàn cảnh khó khăn nào đó thì có thể bộc phát những khả năng siêu phàm tiềm ẩn trong họ" - Huy nói. "Nếu như mình đi học đại học thì chưa chắc mình đã làm được thế này"
 

Huy cho rằng, trong mỗi một hoàn cảnh, môi trường khác nhau thì tư duy, suy nghĩ của con người cũng khác nhau. Vì vậy, không thể nói nếu được đi học đại học thì anh có thể làm được hơn hiện giờ. 

Huy cũng không có ý định sẽ tham gia một khóa đào tạo hay thi lại vào trường đại học nào để học thêm về nghề cơ khí. Nhà sáng chế sinh năm 1982 cho biết, anh tin rằng, khóa đào tạo cơ bản nhất và hiệu quả nhất với anh chính là thực tế vì không có gì bằng thực tế.


Từ những chiếc máy đầu tiên cho tới chiếc máy hiện tại Huy đều mày mò dựa trên những nhu cầu thực tế của bà con nông dân mà anh hàng ngày tiếp xúc. Kiến thức, Huy tự mày mò tìm đọc trong sách vở và trên mạng chứ chưa từng được ai hướng dẫn. 

Sản phẩm làm ra, Huy trực tiếp thử nghiệm trên mảnh vườn nhà, ngay phía sau xưởng và trên chính mảnh ruộng của mình. "Mình làm không phải để lấy thành tích mà làm vì bà con nông dân" - Huy khẳng định. 




Giờ đây, công việc của người nông dân trẻ không chỉ còn là thỏa mãn niềm đam mê của cá nhân. Xưởng cơ khí mang tên Huy giờ đây là nơi giải quyết việc làm thời vụ cho hơn 20 người trong đó có 5-6 người là lao động thường xuyên với mức lương trung bình từ 4-7 triệu đồng mỗi tháng - mức lương khá ở một vùng nông thôn sống dựa vào nông nghiệp. 

Huy còn là người thầy hướng dẫn cho nhiều thanh niên trong xã đến học nghề trực tiếp tại xưởng. Có bạn mới học hết lớp 12, cũng có bạn thì mới học hết lớp 9 thì phải nghỉ học vì nhà quá nghèo. Nhưng chúng đều đến xưởng của "chú Huy" vì niềm đam mê với máy móc, động cơ và với hy vọng, một ngày nào đó, chúng sẽ trở thành nhà sáng chế của nông dân như Tạ Đình Huy. 

Tác giả bài viết: Thực hiện: Lê Văn - Thúy Nga | Đồ họa : Diễm Anh - Tú Uyên

Nguồn tin: vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây