Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) nêu nghịch lý này khi thảo luận tại Quốc hội chiều 6-11 về phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
Và đại biểu này nói: "Điều này dễ làm cho dân hiểu rằng áp dụng luật dành cho dân khác với cán bộ".
Chống nhiều, tội phạm lại càng nhiều?
"Có cảm giác luôn tồn tại những mâu thuẫn, nghịch lý: Lĩnh vực nào có Luật phòng, chống, có chương trình phòng ngừa thì kết quả thực hiện thường ngược lại" - đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nói.
Đại biểu dẫn chứng các giải pháp phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật được đẩy mạnh nhưng một số loại tội phạm nghiêm trọng vẫn không ngừng tăng, như tội phạm ma túy, tội phạm môi trường tăng từ 10 - 19% trong năm.
Với phòng chống tham nhũng đang được sự quan tâm lớn và các vụ khởi tố điều tra tăng gần 21% về số vụ và trên 28% số bị can.
"Nhưng những biệt thự, biệt phủ vẫn sừng sững và nhiều 'củi tươi', 'củi khô' vẫn an toàn sau những ồn ào, gây bức xúc xã hội" - đại biểu Hiền nói.
Tiếp tục liệt kê, đại biểu Phú Yên này cho thấy sau nhiều năm thực hiện luật Phòng chống bạo lực gia đình thì mức độ, phạm vi bạo hành ngày càng mở rộng, công khai hơn.
Bạo lực tấn công vào trường học, ngang nhiên chốn công sở, bạo lực không chừa cả sân bay nơi có yêu cầu nghiêm ngặt về an ninh, giờ thì xông thẳng vào bệnh viện để truy sát nạn nhân, hành hung y bác sĩ, bất chấp đạo đức, pháp luật hiện hành.
"Tại sao những nghịch lý ấy vẫn kéo dài? Phải chăng tính nghiêm minh, sự minh bạch đã không được coi trọng trong công tác xây dựng pháp luật? Phải chăng, những lỗ hổng pháp lý, tính kỷ cương kỷ luật trong thực thi quyền hành, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ trong cơ quan tư pháp đang bị xem nhẹ, đã tạo ra những câu chuyện nghịch lý tôi vừa nêu?" - đại biểu Hiền đặt hàng loạt câu hỏi.
Mời bạn đọc tiếp tục cập nhật vào đường lin dưới đây để xem đầy đủ nội dung bài viết:
https://tuoitre.vn/luat-cho-dan-co-khac-luat-cho-can-bo-20171106182925521.htm