Lao động dưới 18 tuổi gây tai nạn, chủ cơ sở có phải bồi thường? | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Lao động dưới 18 tuổi gây tai nạn, chủ cơ sở có phải bồi thường?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Lỗi là yếu tố quan trọng nhất khi xem xét trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, pháp luật còn quy định việc bồi thường thiệt hại (BTTH) cả khi không có lỗi do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 

Bà N.T.L là chủ cơ sở bán vật liệu xây dựng có thuê mướn N (17 tuổi) làm công, tiền lương theo hình thức ăn chia sản phẩm. Phương tiện chở hàng là của N bằng xe máy, kéo theo thùng tự chế ở phía sau. 

Mới đây, trong một lần chở hàng cho khách, N va chạm với một chiếc xe ôm chạy ngược chiều làm người ngồi phía sau chết sau một tuần điều trị. N bị khởi tố về “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo Điều 260 Bộ luật Hình sự. 

Trong quá trình điều tra, gia đình nạn nhân yêu cầu bồi thường thiệt hại (BTTH) một số tiền khá lớn, nhưng cha mẹ của N cũng chỉ đáp ứng được một phần. Vậy phần còn lại, bà L và người có lỗi trong vụ này có phải liên đới BTTH cho nạn nhân trong phiên tòa sắp tới? 

Ths Bùi Đức Độ - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kiên Giang – nhận định: Về trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố: (1) Phải có thiệt hại xảy ra; (2) Phải có hành vi trái pháp luật; (3) Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại; (4) Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại (Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC). 

Trong vụ án trên, trách nhiệm BTTH đã phát sinh, nên trách nhiệm bồi thường của từng người được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau (Điều 587 Bộ luật Dân sự năm 2015). N là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ N phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 

Lỗi là một yếu tố quan trọng nhất trong BTTH ngoài hợp đồng, nhưng bên cạnh pháp luật còn quy định BTTH cả khi không có lỗi, đó là BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 601 BLDS). Phương tiện giao thông vận tải cơ giới thuộc nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại Điều 601 BLDS. 

Cụ thể, theo Điểm 13 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật. Về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Khoản 3 Điều 601 BLDS quy định, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

Về nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, Khoản 2 Điều 160 BLDS quy định: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. 

Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ đặt ra khi có một phần lỗi (nhỏ) của người quản lý, điều khiển. Còn thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi, do hành vi của người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này. Ở trường hợp này, BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ sẽ không được đặt ra, bởi vì lỗi vô ý gây thiệt hại của N không phải là nhỏ. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được đặt ra, trong đó có bà L, mà lỗi chủ yếu là hợp đồng lao động khi N chưa đủ 18 tuổi, chưa có giấy phép lái xe, cho sử dụng xe không đảm bảo an toàn... nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của mình. 

Còn người lái xe ôm chở nạn nhân, đây là hợp đồng vận chuyển hành khách nên liên đới cùng với N và bà L phải bồi thường, trừ trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng xác định người này không có lỗi thì không phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng (Điều 522, 523, 528 BLDS).

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.