Võ sư U60 một chân & tuyệt học “cựa gà” thất truyền

Thứ bảy - 28/01/2017 17:58
Võ sư U60 một chân & tuyệt học “cựa gà” thất truyền

 

PhapluatNews - Không muốn để tâm huyết của thầy mình bị mất đi, bằng trí nhớ và sở học mấy chục năm của mình, lão võ sư ngày đêm nghiên cứu để làm sống dậy bài tuyệt kỹ Song Cự lừng lẫy một thời của phái “võ gà vàng” ở Việt Nam.

Xem video võ sư Tạ Anh Dũng biểu diễn tuyệt kỹ Song Cự:

Kỳ nhân một chân và môn “võ gà” huyền thoại

Những người dân ở khu vực công viên Tao Đàn (TP.HCM) đã khá quen thuộc với hình ảnh một lão võ sư chỉ có một chân, tóc muối tiêu mỗi buổi sáng vẫn ra nơi này để tập luyện và dạy võ.

Vo su U60 mot chan & tuyet hoc “cua ga” that truyen - Anh 1

Võ sư Tạ Anh Dũng

Võ sư Tạ Anh Dũng, hay còn được biết đến với biệt danh “võ sư một chân”, vốn nổi tiếng tấm gương sáng về ý chí sinh tồn, nỗ lực vượt qua cái nghèo, khiếm khuyết của bản thân để truyền bá võ thuật cho học trò, truyền tinh thần rực lửa cho đồng đạo trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng con người đã gần 60 tuổi này đang ngày đêm thực hiện một nguyện vọng, đó là làm sống dậy một cách huy hoàng bài võ Song Cự với món binh khí hình hai chiếc cựa gà nổi tiếng của thầy mình.

Là một trong những đệ tử chân truyền của thầy Đặng Văn Anh – người sáng lập ra môn phái Kim Kê Tây Sơn Nhạn nức tiếng Sài Gòn một thời, võ sư Dũng đã ngấm vào máu môn võ lấy hình tượng của con gà biến hóa thành kỹ năng tấn công vô cùng khó lường, cùng lúc có thể tấn công vào yếu huyệt của nhiều đối thủ.

Vo su U60 mot chan & tuyet hoc “cua ga” that truyen - Anh 2

Vũ khí Song Cự đặc biệt của bộ môn “võ gà”

Võ Kim Kê nổi tiếng với việc có thể kết hợp nhuần nhuyễn với nhiều loại binh khí, nhưng trong số đó, ấn tượng và đặc trưng nhất chính là Song Cự - vũ khí có hình dạng hai chiếc cựa gà khá đặc trưng.

“Thầy tôi có một bài võ sử dụng Song Cự rất hay, nổi bật lên tinh hoa chiêu thức của Kê quyền như đá, móc, đâm,… Lúc xưa có một nữ học trò được thầy truyền mọi tinh túy của tuyệt học này cho nhưng sau đó cô này đã từ bỏ môn phái và mang theo cả bài Song Cự”, thầy Dũng tiếc nuối cho biết.

Hồi sinh bài Song Cự thất truyền

Vừa kể chuyện, lão võ sư từ tốn lấy cho tôi xem món vũ khí Song Cự của ông. Song Cự như hai cây dao nhỏ cong cong, sáng loáng, chuôi cầm mỗi bên có một vòng tròn nhỏ vừa vặn để xỏ ngón tay vào như thể người ta mang cựa vào cho con gà chọi.

Vo su U60 mot chan & tuyet hoc “cua ga” that truyen - Anh 3

Võ sư một chân trong thế “độc dạng hầu”

Tôi tròn mắt nhìn ông lão võ sư đã tập võ từ năm 4 tuổi này linh hoạt hết xoay chuyển hai chiếc “cựa gà” đều đặn trong lòng bàn tay, rồi lại mạnh mẽ, nhanh thoăn thoắt với các động tác móc, đâm, bổ... như thể có một chú gà thật sự đang chiến đấu.

“Thứ vũ khí này hiện tại được mài lại rồi, không còn bén như xưa. Chứ nếu ngày xưa mà tập không tới chốn, người sử dụng có thể tự mất ngón tay mình như chơi. Tuy nhiên món binh khí này khi cận chiến lại rất hay, nhỏ gọn, nhanh nhẹn phù hợp với người Việt mình lắm”, thầy Dũng cho biết.

Vo su U60 mot chan & tuyet hoc “cua ga” that truyen - Anh 4

Lão võ sư biểu diễn bài Song Cự do mình ghi nhớ lại và sáng tạo thêm

Không muốn bộ võ công này của thầy thất truyền, võ sư Dũng cho biết mình đang cố công dựng lại một bài về Song Cự dựa trên nền tảng của sư phụ: “Phải công nhận một đều rằng không ai đánh Song Cự hay như cô học trò của thầy tôi đã bỏ đi đó. Lúc thầy dạy, tôi cũng có thấy. Nên giờ tôi cố gắng nhớ lại, cộng thêm vốn học võ của mình xưa nay để pha thêm, làm lại một bài Song Cự hoàn chỉnh”.

Vốn là người cũng có tiếng tăm trong làng võ thuật cổ truyền tại TP.HCM nhưng võ sư Dũng gần như từ chối những lời mời thành “ông này, bà nọ” mà vui vẻ với cuộc sống đưa đón, cơm nước cho ba đứa cháu hằng ngày.

Vo su U60 mot chan & tuyet hoc “cua ga” that truyen - Anh 5

Võ sư Dũng dồn nhiều tâm huyết để phục dựng bài võ

Chia sẻ về tâm nguyện của mình, võ sư sinh năm 1961 cho biết: “Tâm niệm của tôi là võ Việt ta học hết hai kiếp người cũng không hết, vì vậy cứ cố gắng học nhiều, nghiên cứu nhiều để hiểu biết thêm. Mỗi ngày được tập luyện, được truyền dạy võ thuật lại cho những người ham học hỏi là tôi vui rồi”.

Ngoài võ cổ truyền luyện tập từ năm lên 4, võ sư Tạ Anh Dũng còn có vốn võ học khá phong phú như Aikido, Taekwondo, Muay Thái, Roi (đòn gánh) Bình Định…và sử dụng thành thạo hơn 10 loại binh khí khác nhau.

Vo su U60 mot chan & tuyet hoc “cua ga” that truyen - Anh 6

Võ sư Dũng muốn tiếp tục tìm hiểu chuyên sâu hơn nữa về võ cổ truyền

Vo su U60 mot chan & tuyet hoc “cua ga” that truyen - Anh 7

Mong ước của ông là không để tâm huyết của thầy mình bị thất truyền

Vo su U60 mot chan & tuyet hoc “cua ga” that truyen - Anh 8

Võ sư Dũng thành thạo hơn 10 loại binh khí khác nhau

 

Nguồn tin: Theo Khám phá

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây