Mỹ ủng hộ Israel để làm gì?
Kể từ khi tuyên bố giành độc lập vào năm 1948, Israel đã phải đối mặt với nguy cơ bị “xóa tên khỏi bản đồ thế giới”. Do đó, quân đội nước này luôn được đặt trong tình trạng báo động cao. Đây cũng chính là lý do Israel muốn "xóa sổ" Iran bởi Tehran nhiều lần công khai ý định tiêu diệt Israel. Mối lo của Israel ngày càng gia tăng khi Iran được cho đang sở hữu vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, với Mỹ, sự tồn tại của một nhà nước Do Thái tại Trung Đông mang tính sống còn trong việc duy trì sự phụ thuộc của các quốc gia Ả Rập vào Washington.
Ủng hộ Israel là cách giúp Mỹ duy trì vị thế vững chắc ở Trung Đông. |
Có thể nói, sự tồn tại của Israel tại Trung Đông là hết sức mong manh. Do đó, một khi chưa thể đơn thương độc mã chống lại những quốc gia Hồi giáo vốn không có thiện cảm, Israel chỉ còn cách núp dưới cái bóng của Mỹ. Và việc Mỹ ủng hộ Israel sở hữu vũ khí hạt nhân không nằm ngoài mục đích răn đe đối với những nước có ý định xâm lược Israel đặc biệt là Iran. Động thái của Mỹ bất chấp thực tế, nhiều nhà lãnh đạo thế giới cho rằng nếu Israel nắm trong tay kho hạt nhân sẽ tạo ra những mối nguy hiểm tới sự ổn định của cả khu vực và thế giới.
Còn với Mỹ, việc Iran và Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân là điều không thể chấp nhận được. Bởi ngoài nguy cơ gây bất ổn an ninh trong khu vực, Tehran và Bình Nhưỡng được cho là có mối quan hệ quân sự lâu đời và cùng chung lý tưởng Mỹ là mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất.
Hồi tháng Hai, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Zarif đã lên tiếng bảo vệ chương trình phát triển tên lửa đạn đạo khi khẳng định loại vũ khí này là phương pháp phòng thủ hữu hiệu trước các mối đe dọa từ Mỹ.
Còn theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA, Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục cho phát triển vũ khí hạt nhân bởi đây là biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn Mỹ tái diễn kịch bản lật đổ chính quyền như đã làm với nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein và cựu Tổng thống Libya Muammar al-Gaddafi. Ngoài ra, Triều Tiên phát triển vũ khí không nằm ngoài mục đích ngăn chặn sự xâm lược từ quân đội Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc cũng như mối đe dọa tấn công từ các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn.
Năng lực hạt nhân của Israel
Hồi đầu tháng này, đại sứ Iran tại Cơ quan Năng lượng hạt nhân quốc tế (IAEA), ông Reza Najafi cho rằng, cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với mối đe dọa an ninh lớn từ kho hạt nhân của Israel. Theo ông Najafi, khu vực Trung Đông muốn duy trì hòa bình và ổn định thì không được có vũ khí hạt nhân.
"Chính quyền Israel cùng sự hỗ trợ của Mỹ đang trở thành rào cản lớn nhất trong tiến trình thiết lập khu vực Trung Đông không có vũ khí hạt nhân", Press TV dẫn lời ông Najafi.
Ads by AdAsiaMỹ vẫn duy trì quan điểm phản đối Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. |
Cũng theo ông Najafi, việc loại bỏ vũ khí hạt nhân là một bước tiến quan trọng ở Trung Đông bởi "vũ khí hạt nhân của Israel đang là vấn đề đáng quan ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng tới nền hòa bình, an ninh của cả khu vực và thế giới".
Ông Najafi cho rằng, nếu một vùng phi vũ khí hạt nhân được thiết lập ở Trung Đông thì chính quyền Israel sẽ không còn lựa chọn nào khác là tuân thủ Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân (NPT) và tiêu hủy toàn bộ kho hạt nhân hiện thời.
Đại sứ Iran còn khẳng định, nếu chính quyền Tel Aviv không còn vũ khí hạt nhân thì quốc gia này sẽ không còn công cụ để đi bắt nạt, khiêu chiến, gây sức ép và thi hành chủ nghĩa bá quyền trong khu vực.
Mặc dù chính phủ Israel vẫn đưa ra những tuyên bố mập mờ về việc quốc gia này có theo đuổi sản xuất vũ khí hạt nhân hay không nhưng theo một số chuyên gia, Israel đang nắm trong tay từ 200 – 400 đầu đạn hạt nhân. Đáng nói, Israel đã nhiều lần từ chối để giới quan sát viên tới thăm các cơ sở hạt nhân quân sự của quốc gia này cũng như không ký kết NPT.
Theo ông Najafi, Iran ủng hộ ý tưởng xây dựng khu vực Trung Đông không có vũ khí hạt nhân. Việc Cộng hòa Hồi giáo trở thành thành viên của nhiều hiệp ước và công ước giải trừ hạt nhân cũng như phối hợp chặt chẽ với IAEA cho thấy, Tehran mong muốn thiết lập một Trung Đông nói không với hạt nhân.
Nhà nghiên cứu cấp cao tại tờ Veterans Today của Mỹ, ông Gordon Duff nhận định, Israel từ chối tham gia NPT đã là đề tài gây tranh cãi hàng thập niên qua. Do đó, cộng đồng quốc tế cần tăng thêm sức ép buộc Israel tham gia NPT một cách vô điều kiện đồng thời đưa chương trình hạt nhân của Israel nằm dưới sự giám sát của IAEA.
"Vấn đề đáng quan ngại là chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra những tuyên bố chỉ trích và cáo buộc đối với chương trình phát triển hạt nhân của Iran. Trong khi đó, Israel lại lợi dụng những cáo buộc vô căn cứ trên cũng như lôi kéo thêm đồng minh như Ả Rập Xê-út để chống lại Iran", ông Duff phát biểu trên Press TV.
Trước đó, trong một bản báo cáo được đăng trên tờ Bulletin của Australia hồi cuối năm 2014, hai nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Khoa học Mỹ là Hans M. Kristensen và Robert S. Norris nhận định, Israel có khoảng 80 đầu đạn hạt nhân cùng. Ngoài ra, Israel hơn 20 quả tên lửa có khả năng tích hợp đầu đạn hạt nhân. Do đó, những thông tin cho rằng Israel có từ 200 – 400 đầu đạn hạt nhân chỉ là phóng đại.
Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu Mỹ cũng đặt ra câu hỏi với một chính quyền Israel không đủ khả năng sử dụng hết 200 – 400 đầu đạn hạt nhân cũng như không có một chiến lược rõ ràng về việc tiến hành chiến tranh hạt nhân chống lại đối phương, vậy tại sao quốc gia này lại cần phát triển nhiều đầu đạn hạt nhân đến vậy?
Trong khi đó, hồi năm 2016, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố nước này sẽ hỗ trợ cho quân đội Israel khoản tiền đạt kỷ lục là 38 tỷ USD trong vòng 10 năm. Con số này tương đương với việc mỗi người dân Israel nhận được 4.500 USD từ Mỹ. Còn theo USAID, Mỹ đã hỗ trợ cho quân đội Israel 3,1 tỷ USD trong năm 2014. Chỉ có Afghanistan là quốc gia nhận được khoản viện trợ quân sự nước ngoài của Mỹ nhiều hơn Israel. Hai quốc gia này cộng lại đã chiếm 80% tổng giá trị khoản viện trợ quân sự nước ngoài của Mỹ.
Tác giả bài viết: Minh Thu (lược dịch)
Nguồn tin: infonet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn