Toàn cảnh APEC

Thứ ba - 07/11/2017 20:58
Toàn cảnh APEC

APEC – viết tắt của Asia - Pacific Economic Cooperation, hay còn gọi là Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị. Các quốc gia thành viên đều hướng tới việc tạo ra sự thịnh vượng cho người dân trong khu vực bằng cách quảng bá phát triển cân bằng, toàn diện, bền vững, sáng tạo và an toàn, đồng thời đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực.




Biểu trưng thể hiện hình ảnh Thái Bình Dương với các nền kinh tế thành viên nằm tại châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương

 Màu xanh lá cay vầ xanh da trời tương trưng cho khát vọng phấn đấu vì một cuộc sống thịnh vương, phồn vinh.

 Màu trắng thể hiện hòa bình và ổn định của khu vực

 Hai đường viền sẫm màu hai bên biểu tượng cho triển vọng tăng trưởng và phát triển của châu Á – Thái Bình Dương.





 Thành viên: Nước hoặc vùng lãnh thổ kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau

 Vị trí địa lý nằm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tiếp giáp với bờ Thái Bình Dương

 Có quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tế thành viên APEc về thương mại, dịch vụ, đầu tư

 Có nhiều nét tương đồng về phát triển kinh tế, thực hiện chính sách kinh tế mở cửa theo hướng thị trường

 Chấp nhận các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của APEC

 Quan sát viên: dành cho các tổ chức khu vực, không dành cho một nước hay vùng lãnh thổ riêng biệt.

 Quan sát viên có thể tham dự các cuộc họp từ cấp Bộ trưởng trở xuống và tham gia vào các hoạt động của APEC.


Do hợp tác APEC tập trung vào các lĩnh vực kinh tế và thương mại, nên các thành viên APEC tương tác với nhau với tư cách là những thực thể kinh tế. Do đó, thành viên APEC được gọi là “nền kinh tế thành viên”, thay vì “nước thành viên”.























Cùng quá trình tham gia ngày càng tích cực vào hội nhập kinh tế khu vực và chỉ 7 năm sau khi tham gia Diễn đàn APEC, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Năm APEC vào năm 2006. Năm APEC 2006 là 1 sự kiện thành công mang đậm dấy ấn Việt Nam, được các thành viên và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Trước hết, với chủ đề “Hướng tới một cộng đồng năg động vì phát triển bền vững và thịnh vượng”, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội đã thông qua 3 văn kiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của APEC.

Hai là, Kế hoạch hành động Hà Nội thực hiện Lộ trình Busan do Việt Nam đề xuất là một đóng góp quan trọng, cụ thể hóa ác biện pháp thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; phát triển bền vững; phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm; phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừal chống tham nhũng; lien kết giữa các nền kinh tế thành viên APEC thông qua hợp tác và phát triển du lịch.

Bà là, dưới sự chủ trì của Việt Nam, các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần đầu tiên đạt đồng thuận, chính thức khẳng định “việc hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) là 1 triển vọng dài hạn”, phù hợp xu thế liên kết sau rộng ở toàn khu vực.

Bốn là, APEC Việt Nam 2006 còn được ghi nhận là năm cải cách APEC, với việc xác định những định hướng cơ bản, lâu dài, nhằm tăng cường tính năng động, hiệu quả của APEC. Đây thực sự là dấu ấn quan trọng nữa của Việt Nam, vì cải cách APEC được đề ra từ nhiều năm trước, nhưng tiến triển chậm. Chỉ đến năm 2006, với những đề xuất của Việt Nam và sự phối hợp của các nền kinh tế thành viên trong Nhóm bạn Chủ tịch SOM về cải cách, những định hướng lớn về cải cách APEC đã được thông qua.

Năm là, Tuyên bố về Vòng đàm phán Doha đạt được tại Hà Nội thể hiện quyết tâm của APEC trong việc thúc đẩy nối lại vòng đàm phán đang bế tắc. Đây là đóng góp quan trọng của chủ nhà Việt Nam trong vấn đề này, ngay sau khi ký kết Nghị định thư trở thành thành viên WTO ngày 07/11/2006.

Sáu là, Năm APEC 2006 góp phần quan trọng vào việc tăng cường kết nối các tập đoàn hàng đầu khu vực với nhau và với doanh nghiệp Việt Nam. Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2006 và “Diễn đàn xúc tiến thương mại và đầu tư với Việt Nam” đã thành công với sự tham dự của khoảng 1500 đại biểu, trong đó có 750 đại biểu nước ngoài và 125 tập đoàn kinh tế lớn thuộc nhóm “Global 500”. Nhiều sáng kiến đã được đề xuất để cộng đồng doanh nghiệp APEC tham gia hơn nữa vào đối thoại công tư trong nỗ lực thuận lợi hóa thương mại, giaolưu thanh niên, bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững…

Năm APEC 2006 khép lại bằng những cam kết mạnh mẽ của các nền kinh tế thành viên cùng thực hiện mục tiêu của APEC về thương mại và đầu tư tự do, xây dựng môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi, tăng cường an ninh con người, cùng hợp tác hướng tới một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương năng động, phát triển bền vững và thịnh vượng như chủ đề của Năm.



Biểu trưng của Năm APEC Việt Nam 2017 thể hiện sự gắn kết chặt chẽ của APEC với 21 tia mặt trời tượng trưng cho 21 nền kinh tế thành viên. Biểu trưng với ba màu chủ đạo là xanh nước biển, đỏ và vàng thể hiện ba trụ cột hợp tác của APEC. Với bố cục chuyển động tròn, biểu trưng cho hình ảnh động cơ phản lực, thể hiện sự năng động của APEC.

Họa tiết đàn chim Lạc bay, một biểu tượng trên trống đồng Đông Sơn của Việt Nam, thể hiện tinh hoa văn hóa Việt Nam, một đất nước giàu truyền thống và luôn hướng về cội nguồn.

Biểu trưng đã phác họa hình ảnh đàn chim Lạc một cách sáng tạo và hiện đại bằng 21 nét vẽ mạnh, đơn giản nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng, độc đáo của họa tiết trống đồng Đông Sơn vừa tượng trưng cho 21 nền kinh tế thành viên APEC.








 Hội nghị không chính thức của các quan chức cao cấp (ISOM) tại thủ đô Hà Nội

 Hội nghị các quan chứ cao cấp lần thứ nhất (SSOM 1) tại thành phố Nha Trang

 Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ hai (SOM 2) tại thủ đô Hà Nội.

 Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách Thương mại (MRT) tại thủ đô Hà Nội.

 Đối thoại chính sách cao cấp về đạo tạo nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số tại thủ đô Hà Nội.

 Bàn tròn chính sách cao cấp về du lịch bền vững tại thành phố Hạ Long.

 Đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ

 Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ ba (SOM 3) tại Thành phố Hồ Chí Minh

 Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC (SMEMM) tại thành phố Hồ Chí Minh

 Đối thoại chính sách cao cấp về phụ nữ và kinh tế tại thành phố Huế

 Hội nghị Bộ trưởng Tài chính (FMM) tại thành phố Hội An

Nội dung: Mai Đại

Thiết kế: Việt Anh

Kỹ thuật: Tuấn Anh

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây