Giá nông sản hôm nay 2.6: Cà phê khó dự đoán, hồ tiêu gần như không có đối thủ

Thứ năm - 01/06/2017 19:24
 (PL News) - Hôm qua 1.6, giá cà phê trên thị trường thế giới ngập tràn sắc đỏ.
Giá nông sản hôm nay 2.6: Cà phê khó dự đoán, hồ tiêu gần như không có đối thủ

 

Theo đà này, thị trường cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên cũng sụt giảm 300 đồng và chốt ở 43.000 – 43.500 đồng/kg. Điều này trái ngược với dự đoán của giới chuyên gia khi cho rằng giá cà phê có thể tăng lên mức 45.000 đồng/tấn. Trong khi đó, giá hồ tiêu không ngoài dự đoán của thị trường khi giá chỉ biến động nhẹ, từ 79.000 - 82.000 đồng/kg.   

 gia nong san hom nay 2.6: ca phe kho du doan, ho tieu gan nhu khong co doi thu hinh anh 1

Giá nông sản hôm nay 2.6 dự báo giá cà phê sẽ thay đổi thất thường, không theo quy luật. Ảnh minh hoạ


Giá cà phê đảo chiều

Hôm qua 1.6, thị trường cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên đảo chiều, sụt giảm 300 đồng và chốt ở 43.000 – 43.500 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá cà phê cũng ngập tràn sắc đỏ. Điều này trái ngược với dự đoán của giới chuyên gia khi cho rằng giá cà phê có thể tăng lên mức 45.000 đồng/tấn. 

Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB phiên 1.6 giảm 15 USD xuống mức 1.925 USD/tấn.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê arabica trên sàn ICE giảm mạnh nhất trong hai tuần qua. Cụ thể, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 thiết lập giảm 2,75 cent, tương đương 2,08% xuống mức 1,2935 USD/lb, mức giảm mạnh nhất cho tháng đầu tiên trong 2 tuần. Giá robusta kỳ hạn tháng 7 cũng giảm 15 USD, tương đương 0,75% chốt tại 1.995 USD/tấn, do áp lực bởi bán thanh lý dài hạn của các nhà đầu cơ. 

 gia nong san hom nay 2.6: ca phe kho du doan, ho tieu gan nhu khong co doi thu hinh anh 2

Giá cà phê tham khảo tại thị trường Tây Nguyên. Nguồn: tintaynguyen.com
 

Hiện nay, các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê tại khu vực Tây Nguyên đã tập trung nguồn lực mua vật tư phân bón ra đồng chăm sóc cà phê nhằm phấn đấu niên vụ này đạt từ 1,3 triệu tấn cà phê nhân trở lên.

Các tỉnh Tây Nguyên có tổng diện tích cà phê gần 583.000 ha, trong đó, diện tích cà phê cho thu hoạch 548.533 ha, diện tích cà phê còn lại đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Tỉnh Đắk Lắk là địa phương có diện tích cà phê nhiều nhất, với trên 202.000 ha; trong đó, diện tích cà phê cho thu hoạch 193.238 ha, kế đến là tỉnh Lâm Đồng có diện tích gần 161.000 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh cho thu hoạch gần 150.000 ha.

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, Bộ NNPTNT đã xác định 4 tỉnh Tây Nguyên là vùng trọng điểm sản xuất cà phê của cả nước, với quy hoạch từ nay đến năm 2020 giảm xuống chỉ còn 530.000 ha để thích nghi với biến đổi khí hậu, tương đương với giảm 53.000 ha so với hiện nay, nhằm góp phần phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam

Giá hồ tiêu Việt Nam chỉ bằng gần 1/2 giá tiêu Ấn Độ

Giá nông sản hôm nay 2.6, giá hồ tiêu được các chuyên gia dự báo sẽ không có nhiều biến động, tiếp nối xu hướng của ngày 1.6. Cụ thể, giá hồ tiêu tại Đăk Lăk, Gia Lai và Đăk Nông không đổi so với ngày 31.5, lần lượt ở mức 81.000 đồng/kg, 80.000 đồng/kg và 82.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu tại Bà Rịa – Vũng Tàu lại bất ngờ tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên 82.000 đồng/kg.

Ngược lại, giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng và rớt khỏi ngưỡng 80.000 đồng/kg, giao dịch ở mức 79.000 đồng/kg.

 gia nong san hom nay 2.6: ca phe kho du doan, ho tieu gan nhu khong co doi thu hinh anh 3

Giá hồ tiêu của Việt Nam chỉ bằng chưa đến một nửa so với giá tiêu của Ấn Độ nên các nhà buôn Ấn Độ đang tìm cách mua tiêu Việt do lợi thế giá rẻ. Ảnh minh hoạ
 

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nê pan, Bu-tan) cho biết, ông Gulshan John, Tổng Giám đốc Công ty xuất khẩu Nedspice India nhận định, xuất khẩu tiêu đen của nước này đã giảm hơn một nửa từ 2.500 tấn xuống còn 1.000 tấn trong năm trước vì giá của Ấn Độ cao hơn trên thị trường quốc tế.

Số liệu của Ban gia vị Ấn Độ cho thấy, xuất khẩu tiêu đen của Ấn Độ trong 9 tháng (từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2016) đã giảm 40% về số lượng và 37% trị giá so với năm trước, đạt 14.100 tấn và 9.030 triệu Rupee. Số liệu chính thức cho cả năm 2016 chưa được đưa ra nhưng dự tính sẽ thấp hơn mức 28.100 tấn của năm 2015.

Theo Hiệp hội Tiêu Thế giới (IPC), Việt Nam đã đạt được mức thu hoạch khoảng 200.000 tấn tiêu (gần như một nửa lượng tiêu toàn cầu) đưa mức giá giám từ 5.250 USD/ tấn xuống còn 5.000 USD/ tấn. Giá tiêu đen của Ấn dao động ở mức 9.000 USD/ tấn nên khả năng cạnh tranh xuất khẩu dường như không có.

Theo ông Jojan Malayil, CEO của Bafna Enterprises: “Với mức giá của Việt Nam hiện nay, giá nhập khẩu tiêu về đến Ấn Độ sẽ là 340 rupee/ kg chưa thuế. Sau khi nộp thuế giá sẽ gần 600 rupee/ kg tại Ấn Độ”. 

Trước đó, do lo ngại hạt tiêu được nhập khẩu thông qua việc khai man và không đúng với kế hoạch trong khi nhu cầu nội địa rất lớn và giá cao, các nhà trồng tiêu và thương nhân Ấn Độ đã kêu gọi Thủ tướng Nagendra Modi và Bộ trưởng Thương mại Nirmala Sitharaman ấn định giá nhập khẩu tối thiểu (minimum import price – MIP) là 6.000 USD/tấn đối với tiêu đen nhập từ Việt Nam. 

Được biết, Ấn Độ đã nhập khẩu tới 54% hạt tiêu từ Việt Nam. Hiện nhiều nhà nhập khẩu Ấn Độ đang mua thêm tiêu đen từ Việt Nam bằng cách đóng thuế (thuế suất nhập khẩu hạt tiêu hiện là 60%). 

Nguồn tin: Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây