Chốt tăng lương năm 2018 mức 6,5%: Hai bên không hài lòng

Thứ hai - 07/08/2017 03:05
(Phapluat News) - Sau ba lần họp căng thẳng, sáng nay (7.8), phiên họp tăng lương tối thiểu vùng đã đi đến kết luận cuối cùng. Theo đó, phương án được đa số thành viên lựa chọn bỏ phiếu tán thành là 6,5%.
Họp báo về kết quả kỳ họp lần thứ 3 Hội đồng tiền lương Quốc gia về mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 2018
Họp báo về kết quả kỳ họp lần thứ 3 Hội đồng tiền lương Quốc gia về mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 2018

Ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia chủ trì phiên họp báo chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018. Ông Diệp nhấn mạnh, phương án tăng lương ban đầu của các phiên và các bên khác nhau. Qua 3 lần nỗ lực thương lượng, đối thoại, 2 bên đã đi đến phương án với khoảng cách gần hơn.

 chot tang luong nam 2018 muc 6,5%: hai ben khong hai long hinh anh 1

Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp báo chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng 2018. Ảnh: M.N.

Tới hôm nay (7.8), đã đưa ra 2 phương án, tăng trung bình 6,5% và tăng trung bình 7%. Hội đồng Tiền lương Quốc gia cũng đưa ra phương án bỏ phiếu. Kết quả: 6 thành viên đồng ý tăng 7% và 8 thành viên đồng ý tăng 6,5%, nên chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng cuối cùng là 6,5%.

Dựa trên kết quả này, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ có văn bản báo cáo Thủ tướng.

“Mức tăng lương lần này đều được cân nhắc dựa trên bối cảnh kinh tế, sự phát triển của doanh nghiệp và người lao động. Đồng thời tính toán đến sự chi trả của các doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế” – ông Diệp nói.

 chot tang luong nam 2018 muc 6,5%: hai ben khong hai long hinh anh 2

Lương tối thiểu vùng năm 2018 bình quân đạt 6,5%, cụ thể từng vùng như bảng trên.

Ông Mai Đức Chính – Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chưa thoả mãn với phương án tăng lương này.

"Dựa trên những thoả thuận, đàm phán, chúng tôi mong muốn được chia sẻ với doanh nghiệp. Nếu đúng như mong muốn thì phải tăng khoảng 6,8% (không thấp hơn mức tăng năm 2017). Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội đang có những khó khăn, nên Tổng Liên đoàn (đại diện người lao động) đồng ý lùi lộ trình tăng lương tối thiểu. Mức điều chỉnh bằng mức tăng lương năm 2017 cộng thêm 2% điều chỉnh chỉ số trượt giá. Nhưng với mức tăng này, lộ trình tăng lương tối thiểu đáp ứng mức sống tối thiểu sẽ không đạt được vào năm 2018" - ông Chính phân tích.

Ông Hoàng Quang Phòng – Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đại diện cho doanh nghiệp cho biết, đơn vị này không hài lòng với mức tăng 6,5%. Nguyên nhân là kinh tế khó khăn, doanh nghiệp đang có nhiều gánh nặng, giờ lại phải gánh tăng lương ở mức cao.

“Qua khảo sát của chúng tôi với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài FDI cho thấy họ đều cùng quan điểm không muốn tăng lương. Nếu liên tục tăng lương tối thiểu như những năm qua thì ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp” – ông Phòng nói.

Theo ông Phòng, doanh nghiệp mong muốn người lao động bằng năng lực, kỹ thuật, nhằm tăng năng suất lao động để có thể tăng lương và tăng mức sống tối thiểu, không thể trông chờ vào tăng lương tối thiểu để nâng cao chất lượng sống của lao động. 

“Chúng tôi mong muốn lao động cùng chung sống, chia sẻ để doanh nghiệp có thể phát triển, đáp ứng được năng lực chi trả tiền lương” – ông Phòng nhấn mạnh.

Tác giả bài viết: Minh Nguyệt

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây