Cả nước có gần 127.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp

Thứ bảy - 22/09/2018 04:03
Thống kê mới nhất trong quý 2/2018, cả nước có 126.900 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, giảm 15.400 người so với quý 1/2018.
Cả nước có gần 127.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp

 

Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động quý 2/2018 do Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa công bố, tính đến hết quý 2/2018, cả nước có 54,02 triệu người có việc làm, tăng 29.900 người (0,3%) so với quý 1/2018 và tăng 619.500 người (1,16%) so với cùng kỳ năm 2017.

Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục giảm (giảm 179 nghìn người), tỷ lệ trong cơ cấu là 38,21% so với 38,56% ở quý 1/2018 và 40,44% ở quý 2/2017.

Cả nước có hơn 120.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp
Cả nước có hơn 120.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp
 

Thông tin chi tiết về thị trường lao động quý 2/2018, ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết thêm, tín hiệu đáng mừng là số lượng và tỉ lệ lao động trong độ tuổi thất nghiệp giảm nhẹ so với quý 1/2018. Cụ thể, cả nước có 1.061.500 người không có việc, giảm 5.600 người so với cùng kỳ năm 2017.

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.
 

Số người thất nghiệp trình độ đại học và trên đại học giảm xuống còn 126.900 người, giảm 15.400 người so với quý 1/2018, chiếm 2,47%. Nhóm trình độ “cao đẳng” có 70.800 người thất nghiệp, giảm 18.000 người, chiếm 3,82%.

Trong khi đó, nhóm trình độ “sơ cấp nghề” thất nghiệp lại tăng 3.500 người với số lượng là 23.600 người và chiếm tỷ lệ 1,31%. Đáng lưu ý, trong quý này có 511.200 thanh niên thất nghiệp, tăng nhẹ 400 người so với quý I.2018.

Cũng theo ông Đào Quang Vinh, tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên tăng lên nhưng ở mức nhỏ. Bên cạnh đó, thất nghiệp ở nhóm trình độ “sơ cấp” chỉ tăng hơn 3.000 người nhưng nhóm trình độ “cao đẳng” giảm đi 18.000 người cho thấy trên tổng thể thì tỉ lệ thất nghiệp giảm đi.

Về triển vọng thị trường lao động trong quý 3/2018, bản tin dự báo tổng số người có việc làm sẽ đạt khoảng 54,26 triệu người. Một số ngành tiếp tục tăng nhu cầu lao động với mức tăng trên 7% so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất đồ uống, dệt, in, sản xuất sản phẩm từ cao su…

Một số ngành dự báo nhu cầu lao động sẽ giảm như: Nông lâm thủy sản, khai thác dầu thô và khí đốt, sản xuất xe có động cơ

Nguồn tin: Theo Saostar:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây