Thứ nhất, về mặt khách quan thì tội “Cướp tài sản” được thể hiện bởi một trong các hành vi: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trong vụ án này, khi chị G đứng bán thịt lợn, hành vi của H: “Khi đi đến gần chợ, nhìn thấy chị G đang đứng bán thịt, H hỏi: “Tiền của em chị tính thế nào ?”. Chị G trả lời là không lấy được tiền hàng và không có khả năng trả nợ, xin trả dần với số tiền 1.000.000 đồng/ ngày. H bực tức nói: “ Thế thì nát hết tiền của người ta à?!” và dùng con dao phay đập nhẹ bản dao vào má trái của chị G, mục đích là bắt chị G phải trả ngay số tiền như đã hứa. Hai bên giằng co con dao khiến chị G bị rách da, chảy máu ở đầu ngón tay phải”.
Như vậy, mặc dù có đe dọa nhưng hành vi của H không có mục đích để cướp tài sản của chị G mà chỉ muốn chị G trả H số tiền vay như đã hứa. Mặt khác, hành vi của H không làm cho chị G mất đi khả năng chống cự để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, về mặt chủ quan, tội cướp tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, trong tình huống mà tác giả đưa ra, Nguyễn Thị H thực hiện hành vi dùng dao đe dọa chị G vì chị G đã nhiều lần không thực hiện theo đúng thỏa thuận như đã hứa là trả số tiền chị G đã vay H. Ngoài ra, bản chất tài sản mà H muốn đòi lại là số tiền của Nguyễn Thị H đã cho chị G vay. Do đó, tôi cho rằng, hành vi của Nguyễn Thị H không cấu thành tội “Cướp tài sản” theo quy định tại điều 168 BLHS năm 2015.
Trên đây là quan điểm của tác giả, rất mong nhận được ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp và babj đọc gần xa
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn