Nguyên nhân tử vong của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An là gì?

Thứ ba - 22/10/2019 21:16
Theo quy định của pháp luật thì thủ tục xác minh sự việc đối với Thứ trưởng GD&ĐT Lê Hải An sẽ được thực hiện trong vòng 20 ngày, nếu tính chất phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng.
Nguyên nhân tử vong của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An là gì?
Vụ việc Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An gặp nạn khi ngã từ tầng cao trụ sở Bộ và qua đời vào sáng ngày 17/10, đến này đã gần 1 tuần trôi qua, cơ quan công an cho biết vẫn đang tiếp tục điều tra và chưa công bố nguyên nhân chính thức về cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An.

Suốt thời gian qua, dư luận vẫn đặt câu hỏi và không ngừng đưa ra các giả thuyết dù nguyên nhân không chính thức vẫn được cho là do tai nạn. Tuy nhiên, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin, nhận định, suy đoán không có căn cứ về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Thứ trưởng An. Ví như việc dân mạng lan truyền tấm ảnh chụp lan can tầng 8 nơi được cho là hiện trường vụ việc và cho rằng thành lan can rất cao nên không thuyết phục cho lý do Thứ trưởng bị ngã…

Trước tình trạng trên dư luận cho rằng, cơ quan công an cần sớm có kết luận chính thức để xóa bỏ những hồ nghi và thuyết âm mưu không đúng liên quan vụ việc đau lòng trên. Bởi với những vụ việc nhạy cảm, dư luận đặc biệt quan tâm thì càng cần sớm công bố thông tin ban đầu.
Dư luận cũng đặt ra câu hỏi về thời hạn điều tra và công bố kết quả điều tra vụ việc theo quy định của pháp luật?
Nguyen nhan tu vong cua Thu truong Bo GD-DT Le Hai An la gi?
 Thứ trưởng GD&ĐT Lê Hải An.

Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, vụ việc Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An chết bất thường tại trụ sở của bộ giáo dục là một sự kiện pháp lý cần được cơ quan công an xác minh làm rõ để giải quyết theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Cơ quan điều tra, Công an quận Hai Bà Trưng hoặc Công an thành phố Hà Nội phải thực hiện thủ tục thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định pháp luật.

Theo đó, nếu tiếp nhận trực tiếp, phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận, trong một số trường hợp có thể ghi âm, ghi hình việc tiếp nhận; nếu tiếp nhận gián tiếp qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải trên cơ sở nguyên tắc chỉ những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố mới được tiến hành giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố để bảo đảm cho việc xử lý nhanh chóng, hiệu quả những trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay tội phạm, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường, bảo vệ những người liên quan đến sự việc.
Do đó, trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Cùng với đó, Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Thông tư số 01/2017/TTLT quy định như sau:
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng.

Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 2 tháng.
Chậm nhất là 5 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động: Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; Khám nghiệm hiện trường; Khám nghiệm tử thi; Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
“Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thủ tục xác minh sự việc đối với Thứ trưởng Lê Hải An sẽ được thực hiện trong vòng 20 ngày, nếu tính chất phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng.
Hết thời hạn 2 tháng mà chưa thể kết thúc được thì viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên có quyền gia hạn 1 lần nhưng không quá 2 tháng. Tổng thời gian xác minh tin báo không quá 4 tháng kể cả trường hợp có gia hạn. Hết thời hạn xác minh tin báo nếu không có căn cứ tạm đình chỉ thì cơ quan điều tra phải ra một trong hai quyết định là khởi tố vụ án hình sự hay không khởi tố vụ án hình sự.
Nếu kết quả xác minh cho thấy thứ trưởng Lê Hải An bị sát hại thì phải khởi tố vụ án và truy tìm, khởi tố bị can đối với hung thủ. Trong trường hợp Thứ trưởng bị tai nạn hoặc tự tử thì sẽ quyết định không khởi tố vụ án theo quy định nêu trên”, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết.

Tác giả bài viết: Tâm Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây