Công ty WIN/Gallup quốc tế vừa công bố kết quả cuộc thăm dò ý kiến người dân trước thềm Hội nghị An ninh Quốc tế diễn ra tại thành phố Munich (Đức) từ ngày 17/2 và cho thấy kết quả bất ngờ.
WIN/Gallup quốc tế đã thăm dò ý kiến của khoảng 66.000 người từ 66 quốc gia trên khắp thế giới trong khoảng thời gian từ tháng 10-12/2016 với sai số trong khoảng cộng trừ 3,5-5%.
Người dân NATO tin nếu có chiến tranh sẽ được Nga bảo vệ. |
Nhưng kết quả vẫn khiến họ bất ngờ. Cụ thể, công dân 4 nước, Bulgary, Hy Lạp, Slovenia và Thổ Nhĩ Kỳ đều có nguyện vọng Nga sẽ trở thành “người bảo vệ” trong trường hợp những nước này bị tấn công.
Phó Chủ tịch Kancho Stoychev của công ty WIN/Gallup quốc tế nhận định kết quả cuộc thăm dò ý kiến cho thấy thay đổi chính trị quanh các trục an ninh trên toàn thế giới. Ông Stoychev cho hay các nước thành viên NATO tại Tây Âu lại đang có xu hướng “nhờ cậy” những quốc gia còn lại trong khối Liên minh châu Âu để hỗ trợ an ninh.
Điển hình, trong cuộc thăm dò trên, 30% người Bỉ chọn Mỹ nhưng 25% chọn Pháp và 12% chọn Anh. Trong khi đó 29% người Thụy Điển tin tưởng Anh và 31% vẫn chọn Mỹ.
Ông Kancho đặc biệt chú ý tới việc người dân Nga và Trung Quốc đều chọn quốc gia còn lại làm “người bảo vệ”. Theo ông Kancho, điều này cho thấy chính sách của Mỹ trong 20 năm qua đang dần khiến Nga xích lại gần hơn với Trung Quốc và đây là một diễn biến khá kỳ lạ.
Hiệu trưởng James Davis của trường Khoa học và Kinh tế trực thuộc Đại học St. Gallen (Thụy Sĩ) nhận định rằng kết quả cuộc thăm dò ý kiến của WIN/Gallup quốc tế cũng cho thấy sự khác biệt về tôn giáo trong lòng châu Âu. Lý giải được đưa ra là Hy Lạp và Bulgary đều chọn Nga bởi công dân cả 3 nước này chủ yếu theo dòng Chính thống giáo.
Một lý do khác khiến nhiều nước châu Âu thận trọng hơn với Mỹ nằm ở hoạt động quân sự mà Lầu Năm Góc thực hiện tại nước ngoài mà điển hình là Iraq.
Các chuyên gia cũng kết luận việc ông Donald Trump đảm nhận vị trí Tổng thống thứ 45 của Mỹ cũng góp phần giảm niềm tin của người dân châu Âu với Washington.
Còn theo các chuyên gia của Bloomberg, các thành viên NATO không hài lòng với tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis trong chuyến công du châu Âu đưa ra thông điệp cứng rắn với các thành viên khối quân sự này rằng nếu họ không tăng nhân sách quốc phòng thì Mỹ sẽ “tiết chế” hỗ trợ.
Người dân Ukraine không muốn chiến tranh. |
Trước đó, hồi ngày 10/2, viện này cũng đưa ra con số khảo sát dư luận gây sốc khi cho thấy 35% người dân Ukraine được thăm dò đã xem NATO là mối đe dọa với Ukraine, và chỉ 29% người tin tưởng liên minh quân sự đông đúc này sẽ bảo vệ cho quốc gia họ.
Điều đáng nói là, theo các kết quả thăm dò của Gallup, thì tỷ lệ người dân Ukraine - một thành viên NATO tiềm năng - coi NATO là mối đe dọa luôn ở mức cao. Đồng nghĩa với việc, các nhà lãnh đạo Ukraine theo đuổi việc tham gia NATO thực ra chỉ là mong muốn của họ chứ không phải là ý nguyện của đa số người dân Ukraine.
Có lẽ do chứng kiến những hành động của NATO trong quá khứ khiến người dân Ukraine nhận diện cuộc sống của họ, sự an nguy cho đất nước Ukraine của họ bị đe doạ bởi NATO nhiều hơn là hy vọng được bảo vệ bởi liên minh quân sự này.
Với tỉ lệ luôn ở ngưỡng 4/10 dân số Ukraine được khảo sát lo sợ mốt mối đe doạ của NATO, ngay cả giới chuyên gia, phân tích phương Tây cũng rất ngạc nhiên là tại sao chính quyền Kiev lại quyết tâm theo đuổi giấc mộng NATO như vậy.
Hơn nữa, việc NATO gia tăng căng thẳng với Nga đã đưa Ukraine vào tình thế nguy hiểm. Khi Brussels gieo hy vọng thành viên NATO cho Ukraine thì cũng đồng thời biến nối lo của Kiev thành ác mộng, bởi điều đó chẳng khác nào đưa mối đe doạ với người dân Nga đến sát biên giới nước Nga, bởi có tới 67% người dân Nga xem NATO là mầm hoạ, theo Gallup.com.
Như vậy là, chẳng những không giải toả được “nỗi sợ Nga”, mà NATO còn khiến Ukraine “sống trong khiếp sợ”, bởi khi NATO gia tăng căng thẳng với Nga từ ván cờ Ukraine thì Kiev chỉ biết một mình chịu trận vì quy chế thành viên NATO mới chỉ tồn tại trong mơ.
Con số khảo sát rõ ràng là lời cảnh báo cho người dân Ukraine rằng NATO không phải là người bảo trợ, bảo bọc hay bảo vệ cho họ, ngược lại họ còn có thể bị dùng làm bia đỡ đạn cho xung đột Nga - NATO.
Clip NATO tập trận sát nách Nga hồi cuối năm 2016
Nguồn tin: Đất Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn