"Cướp cò" khi máy bay chưa cất cánh, quả tên lửa chống hạm Trung Quốc này sẽ bay đi đâu?

Thứ năm - 16/03/2017 11:55
(PL News) - Kênh truyền hình CCTV7 của Trung Quốc vừa phát sóng một đoạn phim, trong đó quả tên lửa chống hạm trang bị cho trực thăng đã phóng đi khi máy bay chưa cất cánh.
"Cướp cò" khi máy bay chưa cất cánh, quả tên lửa chống hạm Trung Quốc này sẽ bay đi đâu?

 

'Cướp cò' khi máy bay chưa cất cánh, quả tên lửa chống hạm Trung Quốc này sẽ bay đi đâu?

Tuy nhiên đây không phải sai sót kỹ thuật mà chỉ đơn giản là một vụ thử nghiệm mặt đất dành cho tên lửa hành trình chống hạm thế hệ mới YJ-9, trang bị cho trực thăng Z-9D của Hải quân Trung Quốc (PLAN).

PLAN không đi theo xu hướng của Nga đó là cố gắng tích hợp vào trực thăng hạm tàu tên lửa đối hải tầm bắn trên 100 km, họ lựa chọn cách làm tương tự như Mỹ và các quốc gia châu Âu khi chỉ sử dụng tên lửa tầm ngắn để phù hợp hơn với máy bay lên thẳng hạng nhẹ của mình.

Cướp cò khi máy bay chưa cất cánh, quả tên lửa chống hạm Trung Quốc này sẽ bay đi đâu? - Ảnh 1.

Tên lửa hành trình chống hạm hạng nhẹ YJ-9E được trưng bày trong một cuộc triển lãm

YJ-9 (Ying Ji 9 - Ưng kích 9) là loại tên lửa chống hạm hạng nhẹ được chính thức giới thiệu trong năm 2013. Về cơ bản, đây là một biến thể nâng cấp của YJ-7 (phiên bản xuất khẩu được định danh là C-701), cần lưu ý rằng YJ-9 không phải được phát triển từ TL-10 (biến thể giản lược dựa trên C-701 dùng cho hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển).

Tên lửa YJ-9 có trọng lượng vào khoảng trên 100 kg, tầm bắn tối đa 25 km, tốc độ hành trình Mach 0,85 và mang theo đầu đạn xuyên giáp nặng 30 kg. Vũ khí này rất thích hợp để chống lại tàu, xuồng cao tốc cỡ nhỏ.

Một số báo cáo cho rằng YJ-91 có khả năng lựa chọn mục tiêu ưu tiên, tương tự như biến thể mới nhất thuộc dòng RBS-15 do Thụy Điển sản xuất. Nhưng khác với RBS-15, tên lửa Trung Quốc không tự xác định đối tượng thông qua bộ vi xử lý của mình mà phải nhờ vào radar của máy bay mang phóng để dẫn hướng.

Lý do khiến Ưng Kích 9 không có tính năng trên là bởi các nhà thiết kế nhận thấy điều này sẽ làm tăng vọt giá thành sản xuất, còn tầm bắn của YJ-9 lại "trong tầm nhìn".

Nhà phát triển đã quyết định áp dụng phương thức dẫn như trên tên lửa AS 15 TT của Pháp, đó là bổ sung chế độ "chuyển hướng" cho radar, đi kèm với bộ liên kết dữ liệu lắp trên tên lửa. Nếu có nhu cầu thay đổi mục tiêu sau khi bắn, thông tin sẽ được máy bay mang phóng cập nhật lại rồi gửi tới đạn để điều chỉnh đường bay.

Cướp cò khi máy bay chưa cất cánh, quả tên lửa chống hạm Trung Quốc này sẽ bay đi đâu? - Ảnh 2.

Tên lửa chống hạm YJ-9 lắp trên trực thăng hải quân Z-9D

Nền tảng chính để mang YJ-9 được xác định là trực thăng đa năng Harbin Z-9 (phiên bản Trung Quốc sản xuất theo giấy phép dựa trên nguyên mẫu Eurocopter AS365 Dauphin), tuy nhiên loại đạn này cũng có thể đưa lên nhiều loại máy bay cánh cố định cũng như lên thẳng khác.

Ngoài nhiệm vụ chống ngầm, thông qua radar KLC-1 hoạt động trên băng tần X có thể phát hiện những mục tiêu bề mặt cỡ nhỏ nằm ngoài tầm radar cảnh giới của chúng, mà Z-9 thực sự là một phương tiện đáng sợ, chúng chính là cánh tay nối dài của các tàu chiến thuộc biên chế Hải quân Trung Quốc.

Vụ thử nghiệm vừa diễn ra được cho là một lời cảnh báo gửi tới đảo Đài Loan, khi mà các tàu tên lửa tấn công nhanh tàng hình kiểu Kuang Hua VI sẽ gần như không có cơ hội sống sót nếu phải hứng chịu đòn tấn công của bộ đôi Z-9D và YJ-9.

Nguồn tin: Theo Trí Thức Trẻ:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây