Điều đáng nói, quá trình khống chế cô gái xin việc qua mạng tại nhà trọ, đối tượng bị cắn gần đứt lưỡi vẫn cố thực hiện bằng được hành vi hiếp dâm đến cùng.
Theo đó, nạn nhân là chị Nguyễn Thị H. (25 tuổi, trú ở Hà Nội). Vào cuối tháng 3/2017, chị H. đăng tin tìm việc kế toán trên mạng. Đến ngày 4/4, chị này nhận được điện thoại của người tên Quang nói đang cần tuyển kế toán và hẹn chị đến phỏng vấn. Tuy nhiên vào thời điểm đó, chị H. bị ốm nên không đến được.
Sau nhiều lần liên lạc, trưa ngày 17/4, Quang gọi điện hẹn chị H. mang hồ sơ và đến phỏng vấn tại 1 quán cà phê trên đường Lương Thế Vinh. Tại đây, Quang nói đang làm chủ thầu xây dựng ở một công trình gần đó, đang có nhu cầu tuyển người quản lý, chấm công cho công nhân. Xem hồ sơ xong, Quang đồng ý tuyển chị H. và hẹn hôm sau đi làm.
Khoảng 7h sáng 18/4, Quang nhắn tin hẹn chị H. qua văn phòng công ty, nhưng thực chất đó là nơi Quang thuê trọ để làm thủ tục cấp thẻ ra vào công trường.
Tại đây, lợi dụng lúc chị Huyền không đề phòng, đối tượng dùng vũ lực trói tay chị và dùng dao chọc tiết lợn đe doạ, hiếp dâm nạn nhân. Chị Huyền cố gắng phản kháng, cắn vào lưỡi của đối tượng nhằm thoát thân nhưng đối tượng vẫn cố thực hiện hành vi hiếp dâm đến cùng.
Liên quan đến vụ việc này, luật sư Trần Huy Tuấn (Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, hành vi của đối tượng Quang có dấu hiệu của tội Hiếp dâm quy định tại Điều 111 BLHS. Theo đó, người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Ngoài ra, nếu đối tượng từng phạm tội thì có thể bị xem xét khởi tố ở khoản 2 điều này với khung hình phạt từ 7 đến 15 năm.
Về phía nạn nhân H., trong lúc phản kháng lại hành vi vi phạm pháp luật đã cắn gần đứt lưỡi của đối tượng. Tuy nhiên xét trong bối cảnh việc làm này của nạn nhân là để chống trả bảo vệ bản thân trước việc bị kẻ xấu hãm hại. Hành vi cắn gần đứt lưỡi đối tượng của chị này thuộc vào trường hợp phòng vệ chính đáng, vì thế sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 15 BLHS quy định về phòng vệ chính đáng như sau: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Nguồn tin: Kiến Thức
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn