Mọi chuyện cũng không hoàn toàn theo kế hoạch. Chỉ một thời gian ngắn sau khi ông qua đời, kẻ kế vị tấn công thẳng vào lăng mộ, thiêu cháy mọi thứ. Đội quân đất nung sụp đổ, vũ khí và tàn dư bị chôn vùi dưới tro bụi. Lăng mộ chìm vào quên lãng, cho đến khi một người nông dân tình cờ khai quật được mảnh vỡ của một chiến binh đất nung vào năm 1974. Và kể từ đó, nhân loại có thêm một di tích xứng đáng được xếp vào hàng kỳ quan.
Với các nhà sử học, lăng mộ của ông là cả một kho tàng tri thức, ẩn chứa những chủ đề đầy bí ẩn và tò mò. Một trong số đó chính là số vũ khí bằng đồng - gồm hơn 40.000 món nằm rải rác trong khu di tích.
Bí ẩn nằm ở chỗ, trải qua hơn 2.200 năm dưới nền đất ẩm ướt, số vũ khí này vẫn cực kỳ sắc bén, thậm chí có phần bóng loáng - một điều thực sự không tưởng, nhưng nó đã xảy ra.
Bí ẩn vũ khí ngàn năm vẫn sắc bén của đội quân đất nung trong lăng Tần Thủy Hoàng
Số vũ khí nằm rải rác trong mộ Hoàng đế bao gồm gươm kiếm, rìu chiến, cung nỏ với đầu bịt kim loại... Thời nhà Tần, đồng là kim loại chủ yếu, nên tất cả các vũ khí này đều được làm bằng đồng.
Các vật dụng bằng đồng qua thời gian phải bị oxy hóa thành sắc xanh lá cây. Nhưng số vũ khí này thì không hẳn, chúng nghiêng về màu xám kim loại nhiều hơn, đặc biệt là ở phần lưỡi sắc.
Tại sao vậy? Bí ẩn này đã làm đau đầu rất nhiều chuyên gia. Nhưng cuối cùng, chúng ta cũng có câu trả lời từ bản phân tích do Viện nghiên cứu Kim loại Trung Quốc và Học viện khoa học khảo cổ quốc gia cung cấp.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ lớp oxit này ở đâu ra? Theo như lịch sử hiện đại, phương pháp phủ crom để chống hao mòn kim loại mới xuất hiện tại Đức từ năm 1937. Người Mỹ áp dụng phương pháp này thậm chí còn lâu hơn - tận năm 1950. Vậy mà, người Trung Quốc đã áp dụng nó từ tận 2.200 năm trước.
Hơn nữa, theo như một số ý kiến của các nhà sử học, có vẻ như trình độ rèn kiếm của người Trung Quốc xưa kia thực sự rất đáng khâm phục. Ví dụ như thanh Câu Tiễn của Việt vương từ thời Xuân Thu trước đó cũng được làm bằng đồng, nhưng lại ở trong trạng thái sắc bén và sáng bóng dù có hơn 2.000 năm tuổi.
Các xét nghiệm cho thấy, phần thân kiếm chủ yếu làm bằng đồng, nhưng phần cạnh có tỉ lệ thiếc cao, và thành phần được trộn cả lưu huỳnh để tăng độ sáng bóng. Điều này chứng tỏ, việc pha trộn các kim loại khác nhau để tăng độ bén và khả năng bảo quản cho kiếm là kỹ thuật đã tồn tại ở Trung Quốc từ rất lâu rồi.
Tuy nhiên, đó vẫn chỉ dừng lại ở giả thuyết. Thực sự người thời Tần đã sở hữu những kỹ thuật rèn kim loại tiên tiến, hay tất cả chỉ là sự tình cờ? Đó vẫn là bí ẩn chưa có lời giải.
Nguồn tin: Kênh 14.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn