Vì sao ông Nguyễn Văn Cảnh xin thôi đại biểu Quốc hội chuyên trách?  

Chủ nhật - 12/03/2017 06:55
(PL News) -  Vị trí công tác ông Nguyễn Văn Cảnh vừa mới xin thôi là Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Chức danh này được hưởng các chế độ tương đương với chức Tổng cục trưởng thuộc các bộ, ngành.
Vì sao ông Nguyễn Văn Cảnh xin thôi đại biểu Quốc hội chuyên trách?  

 

Mới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban Nghị quyết, trong đó nêu rõ: “Ông Nguyễn Văn Cảnh - Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bình Định - thôi làm Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XIV kể từ ngày 15.2.2017”.

 vi sao ong nguyen van canh xin thoi dai bieu quoc hoi chuyen trach? hinh anh 1

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh. (Ảnh: quochoi)

Theo một vị lãnh đạo của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, chức danh Ủy viên Thường trực thuộc Hội đồng Dân tộc hay một ủy ban nào đó của Quốc hội, được hưởng lương, phụ cấp cũng như các chế độ công vụ tương đương như một tổng cục trưởng của các bộ, ngành.

Vị lãnh đạo này cũng cho hay, ông làm đại biểu Quốc hội khá lâu nhưng đến nay mới thấy trường hợp ông Nguyễn Văn Cảnh xin thôi nhiệm vụ đại biểu chuyên trách là lần đầu tiên.

“Lý do như anh ấy trình bày trong đơn là do điều kiện hoàn cảnh gia đình nên xin thôi không làm chuyên trách nữa. Một vị đại biểu Quốc hội chuyên trách làm tiếp hay xin thôi theo tôi cũng rất bình thường, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cá nhân để lựa chọn công việc phù hợp” - vị lãnh đạo này đánh giá.

Chức danh Ủy viên thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn hoặc cho thôi làm nhiệm vụ.

Ông Nguyễn Văn Cảnh từng là đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV (năm 2016), ông Nguyễn Văn Cảnh được giới thiệu ứng cử với cơ cấu đại biểu Quốc hội chuyên trách ở TƯ. Ông là đại biểu thường xuyên có nhiều phát biểu góp ý tại phiên thảo luận của Quốc hội.

Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV (tháng 10 và 11.2016), ông Cảnh có bài phát biểu rất đáng chú ý khi góp vào dự thảo Luật quản lý, tài sản nhà nước (sửa đổi).

Ông Cảnh nói: Trong quy định về phân loại tài sản công cần quy định thêm kho biển số xe và số điện thoại. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng từng phát biểu tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, kho biển số xe nếu biết khai thác quản lý tốt, đem đấu thầu góp phần tăng thu ngân sách là tốt.

Theo ông Cảnh, hiện ngân sách nhà nước  đang rất khó khăn, cần tận dụng tối đa để phát triển kinh tế xã hội, nhiều ý kiến cho rằng cần tăng cường huy động vốn trong dân nhưng chưa khả thi.Chính vì thế việc đấu giá và cấp số xe, điện thoại là nên làm vì phù hợp với nhu cầu của người dân, nguồn thu không phải nhỏ mà Nhà nước không phải trả lãi hay vốn.

Ông Nguyễn Văn Cảnh ước tính nếu thực hiện thì nguồn thu trong vài chục năm tới lên đến cả triệu tỷ đồng. Nếu triển khai trong gia đoạn 2018-2020 sau khi luật này có hiệu lực thì có thể thu 100.000 tỷ đồng. Để thực hiện hiệu quả, khả thi, theo ông Cảnh, sau này nên quy định số đẹp mà người nào đó có được thông qua đấu giá thì được tiếp tục sử dụng số đó cho phương tiện, thiết bị mới, không bắt buộc đấu giá lại.

"Dự tính số xe ô tô bán năm 2016 là 300.000 chiếc, với mức tăng trưởng thị trường ô tô vừa qua thì trong 3 năm 2018-2020 sẽ có thêm 1,8 triệu xe ô tô. Nếu bình quân 25 triệu đồng/biển số thì 3 năm 2018-2020 sẽ có thêm nguồn thu 45.000 tỷ đồng. Với 2,8 triệu chiếc xe máy 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 tăng 8% thì có thể thu từ biển số xe máy còn cao hơn biển số xe ô tô" - ông Cảnh dẫn chứng.

Nguồn tin: Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây