Liên quan tới vụ việc chị Nguyễn Thị Nở (26 tuổi, trú tại xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định) bị người chị dâu Nguyễn Thị Tuyết Sen (28 tuổi, Sen và Nở cùng làm dâu trong một nhà) căn đứt lưỡi, gia đình nạn nhân cho biết từ khi sự việc xảy ra sức khỏe của chị Nở bị ảnh hưởng rất nhiều, cuộc sống đảo lộn.
Theo chị Nguyễn Thị Phượng (33 tuổi, chị gái Nở), sau gần 20 chục ngày điều trị tại các bệnh viện ở Bình Định và TP.HCM cuối cùng phần lưỡi của chị Nở bị đứt lìa đã không thể nối lại được và phải vứt bỏ.
Đã vậy, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ còn phải nhổ 6 chiếc răng hàm của chị Nở.
Phần lưỡi của chị Nở được nối nhưng cuối cùng phải vứt bỏ. Ảnh Gia đình cung cấp
Sau khi từ bệnh viện trở về nhà đến nay chị Nở vẫn không thể nói được rõ tiếng vì lưỡi bị cắn ngắn. Mọi giao tiếp của chị này đều thông qua cử chỉ hoặc viết ra giấy.
Chị Phượng cho biết: Ngoài việc giao tiếp khó khăn, em gái tôi còn bị mất tuyến nước bọt. Miệng lúc nào cũng khô nên ăn uống rất khó khăn".
Theo chị Phượng, điều gia đình lo lắng nhất hiện nay là chị Nợ bị ảnh hưởng về thần kinh sau vụ việc.
"Cứ một tuần em tôi lại có vài ngày lên cơn, nhưng khi đó nó cứ gào thét rồi đem con ra đánh đập một cách vô thức. Gia đình đã đưa Nở tới Bệnh viện Tâm thần điều trị rồi nhưng vẫn không khỏi".
Được biết chị Nở đi làm dâu từ năm 2012, do vợ chồng còn có khăn nên chưa có điều kiện ra ở riêng, phải sống chung nhà với cha mẹ chồng và vợ chồng Sen.
Chị Nỡ đã có 2 đứa con, 1 đứa vừa lên 4 tuổi, còn một đứa mới được 12 tháng. Hàng ngày anh Phan Văn Thạnh đi làm thuê ở tiệm nhôm kính còn chị Nở ở nhà nội trợ và nhận mây hàng mây tre đan về gia công kiếm thêm.
Sau khi xuất viện trở về, vợ chồng chị Nở được một người dân địa phương cho ở nhờ trong một căn nhà trống. Mỗi khi anh Thạnh đi làm đều phải nhờ chị Phượng trông nom vợ giúp. Từ đó chị Phượng trở thành bảo mẫu bất đắc dĩ cho cả 3 mẹ con người em gái.
Theo chị Phượng, từ ngày xảy ra vụ việc, vợ chồng Sen chưa một lần tới hỏi thăm chị Nở, thậm chí còn có thái độ thách thức. Giữa chồng chị Nở và chồng Sen dù là hai anh em ruột nhưng cũng không thể nói chuyện được với nhau. Do đó gia đình đành nhờ cơ quan chức năng đòi lại công bằng cho chị Nở.
Để thông tin khách quan, PV đã đến tận nhà tìm gặp vợ chồng bà Sen, tuy nhiên gia đình này đuổi khéo rồi đóng cửa, không tiếp.
Trước đó, như tin đã đưa, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tuy Phước, Bình Định mới phê chuẩn lệnh khởi tố nhưng cho tại ngoại là Nguyễn Thị Tuyết Sen về hành vi "Cố ý gây thương tích" vì đã cắn và dùng dao cắt đứt lưỡi chị Nở.
Kể lại vụ việc, chị Phượng (chị gái chị Nở) cho biết, trong quá trình chung sống, giữa Sen và chị Nở đã nhiều lần xảy ra cự cãi liên quan tới việc sử dụng các đồ dùng trong nhà.
Khoảng 11 giờ ngày 17/4, khi chị Nở đang cầm dao thái hành, nấu ăn tại nhà thì Sen đi làm về và giữa hai người có lời qua tiếng lại về việc sử dụng một cái chậu.
Trong khi cự cãi, Sen bất ngờ dùng cây đánh vào đầu chị Nở. Khi chị Nở té xuống thì Sen ngồi đè lên người để bóp cổ.
Bị nghẹt thở, Nở le lưỡi ra ngoài thì bị Sen cắn gần đứt lưỡi, máu tuôn ra ngoài. Thấy lưỡi của chị Nở chưa đứt rời nên bà Sen dùng luôn con dao Nở vừa thái hành để cắt lìa đầu lưỡi của em dâu, rồi chạy về phòng mình đóng cửa.
Chị Nở được đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng phần lưỡi bị cắt lìa mãi sau Sen mới chịu đưa ra.
Khi chị Phượng đem được phần đầu lưỡi của chị Nở tới bệnh viện thì các bác sĩ xác định đã bị hoại tử, tỷ lệ nối thành công chỉ 2%. Và kết quả cuối cùng là việc nối đã không thành công.
Theo kết luận giám định pháp y của Trung tâm Pháp y tỉnh Bình Định, chị Nở có các dấu hiệu chính như: chấn thương gây đau đầu, sưng nề vùng đầu trái, chấn thương gây đứt một phần đầu lưỡi có kích thước 2,5x 2,5x 3 cm, nói khó, không rõ từ, tê, dị cảm đầu lưỡi. Tỉ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 10% .
Theo chị Phượng, việc Sen cố tình làm đứt lìa lưỡi Nở là nhằm mục đích cho người em dâu không thể cự cãi lại được mới mình nữa.
Tác giả bài viết: Mạnh Đức - Đình Phùng
Nguồn tin: Đất Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn