Hiện nay, ĐBSCL có vai trò rất quan trọng đến an ninh lương thực của Việt Nam, hàng năm cung cấp 90% lúa xuất khẩu và 60% thủy sản xuất khẩu, ngoài ra còn là vùng đặc sản trồng cây ăn trái phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Với các đặc điểm về địa hình, địa chất, tác động của các yếu tố thượng nguồn, từ biển và phát triển vùng đồng bằng, tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) làm gia tăng sạt lở bờ sông, vùng cửa sông ven biển.
Hiện trạng đáng lo ngại tại ĐBSCL
Qua theo dõi, từ năm 2010 đến nay, khu vực ĐBSCL có trên 560 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 780 km, chia làm hai kiểu sạt lở: Sạt lở bờ sông và Sạt lở bờ biển.
ĐBSCL qua ảnh vệ tinh, nguồn ảnh: Asiageo.wordpress.com
(1) Sạt lở bờ sông chủ yếu diễn ra dọc theo sông Tiền và sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và các nhánh chính của hệ thống kênh, rạch. Trong thời gian qua, sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp và có mức độ gia tăng cả về phạm vi và mức độ nghiêm trọng. Hiện nay có 513 điểm sạt lở với tổng chiều dài 520km.
(2) Sạt lở bờ biển từ năm 2010 đến nay, diễn biến sạt lở bờ sông, bờ biển có diễn biến rất phức tạp và có xu thế ngày càng gia tăng, tốc độ xói đã vượt tốc độ bồi làm diện tích khu vực Đồng bằng giảm khoảng 300ha/năm, trong đó chủ yếu khu vực bờ biển thuộc tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Hiện nay, có 49 điểm sạt lở bờ biển với tổng chiều dài 266km.
Hậu quả của sạt lở đã uy hiếp trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn các công trình phòng chống thiên tai và cơ sở hạ tầng vùng ven biển và làm suy thoái rừng ngập mặn ven biển. Mặt khác, lượng phù sa lơ lửng 30 triệu tấn/năm (giảm 35%), lượng bùn cát đáy 12 triệu tấn/năm (giảm 54%).
Sạt lở tại ĐBSCL gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người và của, nguồn ảnh: Sggpnews.org.vn
Ví dụ điển hình là vụ sạt lở nghiêm trọng tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang hồi tháng 4/2017 vừa qua khiến 14 căn nhà và 2 nền đất bị nhấn chìm xuống dòng Vàm Nao. Vụ sạt lở gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng và gây ảnh hưởng, đe dọa tính mạng của hơn 100 hộ dân sống tại khu vực, các hoạt động kinh tế xã hội bị xáo trộn.
Sạt lở tại huyện Chợ Mới, tỉnh Tiền Giang hồi tháng 4/2017, nguồn ảnh: Nongnghiep.vn
Trên thế giới, cũng có rất nhiều nơi xảy ra sạt lở gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người và của tính từ đầu năm 2017 như:
Sạt lở ngày 1/4/2017 tại thành phố Mocoa, Colombia khiến 293 người thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương và mất tích. Nguồn ảnh: Kttvqg.gov.vn
Sạt lở ngày 1/4/2017 tại tại làng ở khu vực Ponorogo, phía Đông Java, Indonesia khiến 11 người thiệt mạng, khoảng 30 ngôi nhà cũng bị đất lở bao phủ. Nguồn ảnh: Kttvqg.gov.vn
Sạt lở ngày 29/4/2017: 24 người, trong đó có 9 trẻ em thiệt mạng khi lở đất san phẳng nhiều ngôi nhà tại làng Ayu, thuộc vùng Osh ở miền Nam Kyrgyzstan. Nguồn ảnh: Kttvqg.gov.vn
Giải pháp nào cho ĐBSCL?
Trên thế giới, các nước Nhật, Mỹ, Đức, Thụy Sĩ… dỡ bỏ bê tông hóa bờ sông bằng cách xây dựng các đê sinh thái và khôi phục các hàng cây hai bên bờ sông.
Xây dựng đê sinh thái là giải pháp ưu tiên của các quốc gia đi đầu trong việc chống lũ lụt, sạt lở. Nguồn ảnh: Saj.usace.army.mil
Nhật là quốc gia có hệ thống công trình thủy lợi được ứng dụng tốt nhất. Điển hình sau sự kiện ngập lụt lịch sử tại Thái Lan 2011 và thảm họa sóng thần, Nhật đã ý thức và xây dựng công trình rút nước (cống ngầm) khẩn cấp dài 6,4km, cao 65m, đường kính 32m nằm ở độ sâu 50m tại Tokyo, đảm bảo Tokyo không bị ngập lụt.
Hệ thống cống ngầm rút nước khẩn cấp của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Vnexpress.net
Trong Hội nghị về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu vừa qua, đặc biệt nhấn mạnh về việc xử lý và phòng chống sạt lở trong khu vực. Qua đó đưa ra một số giải pháp về nghiên cứu hợp tác quốc tế, giải pháp về kỹ thuật và giải pháp quản lý.
Hiện nay, đã hợp tác với Đại học Delft (Hà Lan), Đại học Tohoku (Nhật Bản) trong khuôn khổ hợp tác chuyên gia.
Về kỹ thuật, khu vực Đồng bằng chủ yếu áp dụng 7 giải pháp kỹ thuật: Kè mái nghiêng (áp dụng cho cả bờ sông, bờ biển); Kè tường đứng (áp dụng đối với bờ sông); Kè mái nghiêng kết hợp tường đứng (áp dụng cho cả bờ sông, bờ biển);
Kè giảm sóng bằng vật liệu cứng (áp dụng cho bờ biển); Kè giảm sóng bằng tường mềm hoặc Geotube (áp dụng cho bờ biển); Hàng rào giảm sóng bằng cọc bê tông, tre, gỗ, phía trong trồng cây gây bồi (áp dụng cho bờ biển); Trồng cây ngập mặn giảm sóng gây bồi (áp dụng cho bờ biển).
Một số giải pháp khác được nghiên cứu từ Viện thủy lợi Việt Nam:
Cải tiến cấu kiện và kết cấu công trình như Kè lát mái bằng thảm tấm bêtông. Nguồn ảnh: Vawr.org.vn
Sử dụng các loại thực vật thân thiện với môi trường (kỹ thuật mềm) như trồng cỏ Vetiver bảo vệ bờ sông. Nguồn ảnh: Commons.wikimedia.org
Kết hợp cọc cừ ván thép chân kè với cuộn bằng sợi đai giữ ổn định và phát triển thực vật. Nguồn ảnh: Attvn.vn
Gia cố nền mái bờ sông bằng công nghệ - Hệ thống NeowebTM. Nguồn ảnh: Vawr.org.vn
Tuy nhiên, ĐBSCL cần được nghiên cứu kỹ hơn về định hướng phát triển thích ứng với BĐKH. Qua đó, đầu tư trang thiết bị công nghệ kỹ thuật, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng là việc quan trọng cần được ưu tiên.
Bài viết tham khảo từ các nguồn: DBSCL.monre.gov.vn, Vawr, Ncbi, Bnews
Nguồn tin: Theo Trí Thức Trẻ:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn