(PL News) - Năm 2017 là năm đầu tiên triển khai phương thức thi trắc nghiệm khách quan nên Bộ sẽ công bố đề thi, đáp án sau khi thi để thí sinh và xã hội tham khảo.
Bộ vẫn quy định điểm sàn
Ngày 31/1, Bộ GD&ĐT ban hành quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2017. Khác với dự thảo trước đó, Bộ GD&ĐT khẳng định vẫn áp dụng quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn).
Cụ thể, theo quy chế mới được ban hành, Bộ GD&ĐT sẽ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào căn cứ trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia để các trường xây dựng phương án xét tuyển.
Từ năm 2018 trở đi, khi các trường công khai đầy đủ và chuẩn xác thông tin theo quy định, mỗi trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Trao đổi với phóng viên, PGS.Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, cho rằng Bộ GD&ĐT nên sớm bỏ điểm sàn trong xét tuyển Đại học vì điều này không có nhiều ý nghĩa và như vậy mới thật sự theo hướng có lợi hơn cho thí sinh.
Tuy nhiên, theo ông Nhĩ, khi bỏ điểm sàn phải đi kèm việc đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng và siết chặt đầu ra.
Tiếp tục công khai đề, đáp án thi trong kỳ thi quốc gia 2017 (Ảnh: giaoduc.net.vn) |
PGS.Trần Xuân Nhĩ nêu ý kiến: “Tôi đề xuất một số giải pháp để việc bỏ điểm sàn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào và các trường vẫn tuyển sinh đầy đủ:
Thứ nhất, Bộ GD&ĐT cần tổ chức tốt, nghiêm túc kỳ thi tốt nghiệp THPT;
Thứ hai, Bộ GD&ĐT cần yêu cầu các trường đại học công khai chỉ tiêu, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, cam kết chuẩn đầu ra để xã hội nắm được.
Thứ ba, để tránh tình trạng mất cân đối nguồn nhân lực, Bộ GD&ĐT cần ra chỉ tiêu cụ thể cho các trường căn cứ trên năng lực đào tạo, sứ mệnh của trường đó và nhu cầu của xã hội”.
Mỗi thí sinh có riêng một mã đề trong một phòng thi
Trong quy chế cũng nêu, thí sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm, đối với số báo danh phải ghi đủ và tô đủ phần số (kể cả các số 0 ở phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi;
Đề các môn thành phần của bài thi tổ hợp được phát lần lượt theo từng môn thi thành phần để thí sinh làm bài trong thời gian quy định.
Hết giờ làm bài của môn thi thành phần, giám thị thu đề thi và giấy nháp của thí sinh, đồng thời phát đề thi của môn thành phần kế tiếp. Không thu lại đề, giấy nháp của thí sinh thi môn thành phần cuối cùng của bài tổ hợp và các bài thi khác.
“Việc công bố đề thi rất có lợi: trước hết điều đó phù hợp với xu hướng tạo sự minh bạch trong hệ thống giáo dục mà Bộ đang khuyến khích, thí sinh và xã hội yên tâm và hoan nghênh, xã hội giúp giám sát các bộ phận có trách nhiệm làm đề thi và xem xét đề thi nếu có vấn đề thì xử lý để đảm bảo sự công bằng. Lý giải cụ thể hơn, ngày 2/2, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, vì là năm đầu tiên triển khai phương thức thi trắc nghiệm khách quan cho hầu hết các môn thi (trừ môn Ngữ văn) nên Bộ sẽ công bố đề thi, đáp án sau khi thi để thí sinh và xã hội tham khảo.
Thứ trưởng Ga cũng cho biết, đề thi trắc nghiệm khách quan được rút ra từ ngân hàng đề thi đã được chuẩn hóa được xây dựng theo một quy trình khoa học nghiêm ngặt để đảm bảo độ đồng đều, đáp án chính xác, đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh.
Cho tới hiện tại, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi minh họa, đề thi thử nghiệm để thí sinh làm quen.
“Và dù công bố đề thi và đáp án, Bộ GD&ĐT vẫn giữ nguyên tắc mỗi thí sinh có riêng một mã đề trong một phòng thi”, ông Ga nói thêm.
Trước đó, Bộ GD&ĐT thông báo sẽ không công bố đề thi và đáp án kỳ thi THPT quốc gia 2017 với lý do giữ bí mật các câu hỏi để tiếp tục sử dụng cho các kỳ thi tiếp theo.
Lúc đó, lãnh đạo Bộ GD&ĐT lý giải, việc làm ngân hàng đề cho năm nay có nhiều thay đổi. Những năm trước chỉ cần huy động giáo viên làm đề một đợt (khoảng 3 tuần), nay đã huy động nhiều đợt đội ngũ làm đề.
Các câu hỏi thô cũng phải trải qua nhiều khâu xử lý, biên soạn, thử nghiệm mới có thể đem vào ngân hàng đề để sử dụng.
Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, GS.Lâm Quang Thiệp –Nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng:
Về phía các bộ phận làm đề thì sẽ tăng ý thức trách nhiệm khi được giám sát”.
Đồng tình với quan điểm này, TS.Lê Viết Khuyến - nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: “Cái gì công khai cũng tốt, nhất là trong thi cử”.
“Từ xưa đến nay, trong công tác làm đề thi thi thoảng vẫn có trục trặc. Chính sự công khai đã tạo thành kênh giám sát tốt để điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những sai sót, làm cho kỳ thi tốt hơn, xã hội tin tưởng hơn.
Vì vậy, nếu không công bố đề thi và đáp án sẽ mất đi kênh giám sát từ xã hội, không thể phát hiện sai sót nếu có” – TS.Khuyến phân tích.
Tác giả bài viết: Thùy Linh
Nguồn tin: Theo Giaoduc.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn