Hình ảnh chụp New Zealand từ không gian vũ trụ của phi hành gia Tim Peake - Ảnh: ESA/NASA |
Theo đài BBC, châu lục thứ 8 đang chờ đợi được công nhận này được giới khoa học địa chất gọi là Zealandia, một châu lục mà phần lớn diện tích của nó bị chìm dưới nước ở vùng tây nam Thái Bình Dương.
Trên thực tế, châu lục mới này không phải "người lạ", có thể bạn đã nghe nói về những đỉnh núi cao nhất của nó, đó là những phần nhỏ của châu lục nhô ra khỏi mặt nước, một trong số ấy chính là New Zealand.
Các nhà khoa học cho rằng phần đất có diện tích khổng lồ nằm bên dưới lãnh thổ New Zealand và đang chìm trong nước này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của một châu lục, và chỉ cần xới xáo lại một nỗ lực thúc đẩy mọi người thừa nhận nữa mà thôi.
Trong bài báo khoa học xuất bản trên tạp chí của Hội địa chất Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết Zealandia có diện tích tới 5 triệu km2, tương đương với khoảng 2/3 diện tích của nước Úc láng giềng.
Khoảng 94% của Zealandia nằm dưới nước và chỉ có vài hòn đảo cũng như 3 khu vực đất rộng khác nổi lên khỏi mặt nước là Đảo Bắc, Đảo Nam và New Caledonia.
Mặc dù với nhiều người, tiêu chí nổi lên khỏi mặt nước là đặc trưng quan trọng để xác định một châu lục, nhưng các nhà nghiên cứu còn xem xét một bộ tiêu chí khác mà Zealandia thỏa mãn như nhô lên so với các vùng xung quanh, có đặc điểm địa chất học đặc trưng, một vùng diện tích được xác định rõ…
Tác giả chính của bài báo khoa học, nhà địa chất học người New Zealand Nick Mortimer, cho biết các nhà khoa học đã nghiên cứu những dữ liệu để khẳng định về sự tồn tại của châu lục thứ tám Zealandia trong hơn hai thập kỷ qua. Vài năm trước, sao Diêm Vương (Pluto) đã bị giới khoa học loại ra khỏi danh sách các hành tinh trong hệ mặt trời, làm thay đổi những gì đã được dạy trong sách giáo khoa suốt nhiều thập kỷ. Trên thực tế không có bất cứ tổ chức khoa học nào là nơi chính thức công nhận các châu lục. Tuy nhiên điều này có thể thay đổi theo thời gian nếu các nghiên cứu trong tương lai chấp nhận Zealandia bình đằng như bảy châu lục khác mà chúng ta đã biết. Và nếu vậy, Trái đất của chúng ta sẽ có 8 chứ không phải 7 châu lục nữa. |
Nguồn tin: TTO
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn