Trao đổi về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng:
“Bộ Tài chính nói tăng thuế VAT tác động đến người nghèo không nhiều vì người nghèo không sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ chịu thuế VAT là không thuyết phục. Chẳng qua, người nghèo họ không có tiền nên phải ưu tiên cho ăn, học, chữa bệnh, chứ không phải họ không muốn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác.
Nên không thể nói vì họ không sử dụng nhiều mà ít bị ảnh hưởng bởi tăng thuế VAT. Thuế VAT tăng chắc chắn sẽ khiến giá cả tiêu dùng tăng. Giá cả tăng người nghèo chịu tác động nhiều hơn người giàu đã là vấn đề kinh tế kinh điển, được chứng minh và ai cũng biết. Nếu nói ngược lại là không đúng, vòng vo chứ không có lý.
Đối với người giàu, họ chi tiêu nhiều nhưng thu nhập cao nên có tiền tiết kiệm. Nếu giá cả tăng đôi chút thì có thể chi tiêu của họ không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng người nghèo kiếm được 1 đồng đã khó, kiếm được bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, có khi chỉ tiêu dùng thiết yếu cũng vẫn thiếu thốn.
TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR)
Giờ phải chi thêm tiền vì tăng thuế VAT, dù ít thì cũng sẽ khiến thu nhập của họ sẽ bị tác động và phải cắt giảm chi tiêu. Hơn nữa, người nghèo chi tiêu ít, nên đóng thuế so với người giàu sẽ ít hơn, nhưng tỷ lệ đóng thuế trên thu nhập của họ lại cao hơn người giàu, nên rõ ràng tăng thuế VAT tác động lên cuộc sống của người nghèo lớn hơn.
Để tăng nguồn thu cho ngân sách, điều quan trọng hiện nay là phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để người kinh doanh và doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất, từ đó mở rộng nguồn thu ngân sách. Cùng với đó phải tiết kiệm chi tiêu ngân sách. Làm được cả hai việc đó thì ngân sách sẽ tăng mà không phải bàn tới việc tăng thuế”.
Nguồn tin: anninhthudo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn