Theo nhà sinh vật học Paul Matewele thuộc Đại học Metropolitan London, bồn bệt, vòi nước, hay bồn rửa đầy rẫy các vi trùng gây bệnh nguy hiểm.
Chúng bao gồm cả E.coli - gây ra bệnh đường ruột và nhiễm trùng đường tiểu; acinetobacter, có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp truyền nhiễm; C.diff., gây tiêu chảy.
Theo các nhà nghiên cứu, phòng tắm nói chung là một trong những nơi tồi tệ nhất khi bạn dùng điện thoại bởi mầm bệnh sẽ lây lan khắp mọi nơi. Đưa điện thoại vào phòng tắm đặc biệt nguy hiểm khi bạn liên tục chạm vào điện thoại và sau đó đặt nó trên bàn ăn.
Chuyên gia Emily Martin, thuộc Trường Y tế Công cộng (Đại học Michigan, Mỹ) cho biết: "Mọi người luôn luôn mang điện thoại di động kể cả trước lúc rửa tay để làm việc gì đó".
Tính riêng điện thoại di động đã đủ gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Ví như dùng chung, chia sẻ điện thoại không hề được khuyến cáo đặc biệt trong mùa cúm. Virus có thể sống sót trên bề mặt của nó trong suốt 8 giờ.
Các loại virus như virus cúm sẽ chết trong vòng vài phút khi ở bên ngoài cơ thể con người, nhưng lại sống sót lâu hơn trên bề mặt khô. MRSA, một loại vi khuẩn kháng kháng sinh thông thường cũng có thể tồn tại trên bề mặt kiểu này trong suốt 9 ngày.
Các chuyên gia y tế cũng đã cảnh báo rằng, điện thoại di động dễ làm lây lan virus vì người dùng liên tục tiếp xúc với bề mặt thiết bị.
Để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan, điện thoại di động cần giữ trong túi hoặc túi nơi được bảo vệ tránh khỏi bị ô nhiễm. Với những người thích 'tự sướng' bằng điện thoại trong phòng tắm, chuyên gia sức khỏe khuyên cần rửa tay trước và sau khi vào nhà vệ sinh. Cũng nên định kỳ lau điện thoại bằng chất diệt khuẩn.
Tác giả bài viết: Thái An(Theo Techtimes)
Nguồn tin: vietnamnet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn