Cần chỉ rõ 'sân sau' của ai?

Thứ hai - 26/11/2018 09:26
Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã dành cho PV Tiền Phong cuộc trao đổi về loại hình doanh nghiệp “sân sau”. Ông Lê Như Tiến khẳng định, khi mối quan hệ “sân sau” hình thành sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tình trạng bảo kê của quan chức với “sân sau” và vì vậy sẽ phát sinh các hành vi phạm tội.
Cần chỉ rõ 'sân sau' của ai?

 

Phiên xử vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng liên quan đến nhiều cựu quan chức, tướng công an gây chú ý dư luận
Phiên xử vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng liên quan đến nhiều cựu quan chức, tướng công an gây chú ý dư luận

Bức xúc tình trạng 'sân sau', 'lợi ích nhóm' trong quy hoạch đất đai

Mở công ty 'sân sau' để chiếm đoạt hàng chục tỷ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Tránh tham nhũng, sân trước, sân sau'

'Siêu ủy ban' sẽ xử lý tình trạng 'sân trước, sân sau'

'Có ông 14-15 'sân sau', đừng tưởng Thủ tướng không biết'


Rót tiền vào “sân sau”, làm lợi bất chính

Tại hội nghị đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, có người không những 1 “sân trước” mà còn 4 - 5, thậm chí tới 14-15 “sân sau”. Theo ông, thực trạng “sân sau” gây hệ lụy gì tới nền kinh tế cũng như nguồn vốn của nhà nước?

Nếu khái niệm công ty “bình phong” mới xuất hiện gần đây thì thuật ngữ “sân sau” đã có từ lâu rồi. Thuật ngữ “sân sau” nói lên tất cả, đó chính là “sân nhà mình”, “trong nhà mình”. Vậy họ dựng ra “sân sau” để làm gì? Thực chất đó chính là nơi người ta rót vốn, rót tiền từ chính công ty mình quản lý, hoặc tiền ngân sách vào đó để làm lợi bất chính.

“Sân sau” thực chất là vụ lợi, chứ không phải thuật ngữ “công ty mẹ, công ty con” vốn được coi là trong sáng. Lẽ ra anh phải rót vốn nhà nước vào công ty chính, đằng này lại rót vốn vào các công ty “sân sau”. Thậm chí có những người không chỉ 1, 2, mà có đến 14 - 15 “sân sau” như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra. Vậy thì ngân sách nhà nước, vốn nhà nước đâu còn phục vụ cho những nhiệm vụ chính nữa?

Nhiệm vụ chính của anh là kinh doanh mặt hàng này, sản xuất mặt hàng kia, nhưng anh lại hình thành ra các “sân sau”. Mục tiêu chủ yếu của “sân sau” là kinh doanh tổng hợp, kinh doanh bất động sản, vừa để rửa tiền, vừa làm thất thoát tiền ngân sách nhà nước. Các “sân sau” này được hợp thức hóa như các công ty con, nhưng thực chất lại là “sân sau” của nhóm lợi ích.

Cần chỉ rõ 'sân sau' của ai? - ảnh 1 
Ông Lê Như Tiến



“Chúng ta thấy không ít trường hợp “sân sau” ấy, công ty ấy chính là của vợ, con, của người thân trong gia đình họ. Như vậy thì làm sao lành mạnh hóa doanh nghiệp được? Làm sao tiền ngân sách rót cho doanh nghiệp có thể bảo toàn và phát triển đồng vốn ấy được? Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp với hai nhiệm vụ chính là bảo toàn và phát triển vốn, nhưng đằng này lại chia hết vốn cho “sân sau”. Tôn chỉ mục đích của doanh nghiệp bị méo mó hết vì các “sân sau” đã gặm nhấm hết”.

Ông Lê Như Tiến

Chúng ta thấy không ít trường hợp “sân sau” ấy, công ty ấy chính là của vợ, con, của người thân trong gia đình họ. Như vậy thì làm sao lành mạnh hóa DN được? Làm sao tiền ngân sách rót cho DN có thể bảo toàn và phát triển đồng vốn ấy được? Nhà nước cấp vốn cho DN với hai nhiệm vụ chính là bảo toàn và phát triển vốn, nhưng đằng này lại chia hết vốn cho “sân sau”. Tôn chỉ mục đích của DN bị méo mó hết vì các “sân sau” đã gặm nhấm hết.

“Sân sau” thực chất là anh không bỏ vốn, cứ thành lập ra rồi rót vốn nhà nước vào, coi vốn nhà nước như vốn của mình, và toàn bộ nguồn lực dồn vào cho “sân sau”. Thậm chí một số vị còn “chân ngoài dài hơn chân trong”, nhiệm vụ quản lý nhà nước lơ là nhưng lại tập trung vào việc sinh lời “sân sau”.

Trong quá trình cổ phần hoá DNNN, nhiều ý kiến lo ngại về tình trạng “sân sau”, thưa ông?

Thực tế hiện nay cho thấy, chúng ta phải cấp thiết ngăn chặn tình trạng “sân sau”, vì đó chính là lỗ hổng gây rò rỉ nguồn lực, vốn và ngân sách nhà nước, đồng thời còn làm hỏng, tha hóa đội ngũ cán bộ. Nếu không ngăn chặn “sân sau” thì tiến trình cổ phần hóa chắc chắn bị chặn đứng.

Như chúng ta biết, cổ phần hóa DNNN có nghĩa là huy động nguồn vốn của các cổ đông, rồi ra thị trường giao dịch công khai minh bạch. Nhưng hầu như các “sân sau” lại rất mập mờ, lén lút. Đó là những lỗ hổng và chúng ta phải đưa ra những văn bản quy phạm pháp luật để ngăn chặn.

Với DNNN thì có mô hình công ty mẹ (tập đoàn, tổng công ty) - công ty con (công ty thành viên), các công ty con này phải có trách nhiệm với công ty mẹ, nó khác hoàn toàn với công ty “sân sau” của một số quan chức, dựng ra để nuôi chính mình và gia đình mình.

Không chỉ người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty đâu, tôi được biết có những quan chức cũng có “sân sau” của mình. Lúc đó anh không còn làm nhiệm vụ quản lý nhà nước được nữa vì “há miệng mắc quai”. Và lúc đó “sân sau” của họ tha hồ hoành hành, làm xiếc trước mặt mà anh không làm gì được. Đó là những hệ lụy chúng ta phải xử lý nghiêm khắc, kịp thời.

“Sân sau” của ông nào?

Qua một số vụ như vụ đánh bạc nghìn tỷ trên mạng, rồi vụ Vũ “Nhôm”, Út “Trọc”, nhiều ý kiến nghi ngờ về hiện tượng “sân sau”. Theo ông, điều gì rút ra từ các vụ án nổi bật này?

Qua phiên xét xử vụ đánh bạc nghìn tỷ có liên quan đến các cựu quan chức, tướng công an cũng đã chỉ rõ rồi. Một số bị can còn khai đã chi cho một số sỹ quan công an bao nhiêu tiền. Như vậy chính là “sân sau” chứ còn gì nữa? Gọi “sân sau” nhưng lại núp dưới từ nghiệp vụ là công ty “bình phong”. Rồi mới tạo điều kiện cho công ty này phát triển, lộng hành, mới có vụ đánh bạc nghìn tỷ; mới có Vũ “Nhôm”, Út “Trọc” đứng ra làm công ty bình phong cho một số người, chứ không phải cho cả ngành ấy.

Chính vì vậy, phải chỉ rõ “sân sau” của ai, công ty bình phong của ai, do ai đề xuất, ai nuôi dưỡng? Khi quan chức bắt tay với các tổ chức có dấu hiệu tội phạm, đi đêm với các “sân sau” thì chắc chắn sẽ phạm tội. Bởi lúc đó họ không còn coi pháp luật ra gì, vì trên đã có người chống lưng rồi. Và khi đó, lực lượng phòng chống tội phạm cũng rất dễ trở thành tội phạm.

Nguồn tin: www.tienphong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây