Ngoài ra còn có câu chuyện về cấu trúc đá đồ sộ dưới biển Israel và loài cá mập cổ đại có khả năng phóng ra điện.
"Kim tự tháp" lạ dưới biển Nhật Bản
Những khối đá dưới biển Yonaguni Jima ở xứ hoa anh đào từ lâu đã khiến các nhà khoa học bối rối.
Một số nhà khoa học tin rằng đây là phế tích của Atlantis - một thành phố cổ bị động đất đánh chìm khoảng 2.000 năm trước. Để khẳng định điều này, Masaaki Kimura, một nhà địa chất biển tại Đại học Ryukyus, Nhật Bản, đã dành hơn 15 năm lặn xuống khu vực này để đo đạc và tìm hiểu sự hình thành của nó.
Một số nhà khoa học tin rằng chúng thực ra là phế tích của Atlantis.
"Cấu trúc lớn nhất trông giống như một kim tự tháp bậc thang, làm bằng đá nguyên khối, nhô lên ở độ sâu 25 mét", Kimura trình bày giả thuyết mới nhất của mình tại một hội thảo khoa học.
Nhưng không giống các câu chuyện khác về những thành phố chìm, khẳng định của Kimura đã gây ra nhiều tranh cãi.
"Tôi không tin rằng bất kỳ cấu trúc hoặc hình khối lớn nào ở đó là các bậc thang nhân tạo, chúng đều là tự nhiên cả", Robert Schoch, giáo sư về khoa học và toán học tại Đại học Boston, người từng lặn xuống khu vực này, nhận định.
Cấu trúc lớn nhất trông giống như một kim tự tháp bậc thang, làm bằng đá nguyên khối.
"Đó chỉ là những tầng đá cát, có xu hướng đứt gẫy trên một mặt phẳng dài, và tạo ra những rìa rất thẳng, đặc biệt ở trong vùng có nhiều đứt gãy và các hoạt động địa chấn", ông giải thích.
Ngoài ra, ngay cả Tổ chức Văn hoá của chính phủ Nhật Bản cũng như chính quyền quận Okinawa đều không coi các dấu tích tại Yonaguni là một di sản văn hoá quan trọng. Cả hai cơ quan này đều chưa từng thực hiện các nghiên cứu hoặc bảo tồn tại khu vực này.
Một vài chuyên gia tin rằng cấu trúc dưới biển này có thể là phần còn lại của Mu, một nền văn minh Thái Bình Dương trong truyền thuyết mà theo lời đồn là đã bị sóng biển nhấn chìm.
Kimura cũng cho biết, ấn tượng ban đầu của ông rằng các cấu trúc này là tự nhiên. Nhưng ông đã thay đổi quan điểm sau lần lặn đầu tiên.
Cấu trúc đá đồ sộ dưới biển Israel
Năm 2013, những nhà khảo cổ Israel khiến cả thế giới giật mình khi công bố phát hiện về một cấu trúc đá bí ẩn được phát hiện dưới biển Galilee.
Theo các nhà nghiên cứu, cấu trúc bí ẩn có hình nón, được tạo thành từ "những viên sỏi và đá bazan nguyên gốc". Toàn bộ cấu trúc, với chiều cao gần 10 mét và đường kính khoảng 70 mét, ước tính có trọng lượng lên tới 60.000 tấn, nặng hơn hầu hết các tàu chiến hiện đại ngày nay.
Bức ảnh về biển Galilee này được chụp gần thành phố cổ Tiberias.
"Việc lặn xuống biển để kiểm tra cho thấy, cấu trúc này được hình thành từ những tảng đá bazan có chiều dài tới 1 mét và rõ ràng không được đục đẽo ... Tương tự, chúng tôi không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào về sự sắp đặt hay các bức tường chỉ ra cấu trúc này", trích báo cáo của nhóm nghiên cứu.
Cấu trúc lạ được phát hiện lần đầu tiên trong một cuộc khảo sát biển bằng định vị âm thanh vào năm 2003.
Các nhà nghiên cứu nhận định, đây chắc chắn là công trình do bàn tay con người tạo ra và có thể được xây dựng trên cạn, nhưng sau đó bị biển Galilee che phủ do mực nước dâng lên. Họ thậm chí còn tin rằng cấu trúc trên có thể đã hơn 4.000 năm tuổi.
Một trong số đó là khu biểu tượng Khirbet Beteiha, nằm cách cấu trúc đá bí ẩn chìm dưới biển khoảng 30km về phía đông bắc. Khirbet Beteiha bao gồm 3 vòng tròn đá đồng tâm, trong đó vòng tròn đá lớn nhất trong số đó là có đường kính 56 mét.
Các nhà nghiên cứu cho biết, đây là cấu trúc hình nón được tạo thành từ những viên sỏi và đá bazan nguyên gốc, có chiều cao gần 10 mét và đường kính khoảng 70 mét.
Nếu ý tưởng về niên đại như trên được chứng minh là đúng, cấu trúc bí ẩn đáng lẽ phải được dịch chuyển thêm gần 1,6 km về phía bắc tới một thành phố mà các nhà nghiên cứu gọi là "Bet Yerah" hoặc "Khirbet Kerak".
Trong thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên, thành phố này là một trong những khu vực lớn nhất vùng. "Đây có thể là thành phố lớn mạnh nhất trong vùng và có thể trên toàn Israel", một nhà nghiên cứu nhận định.
Cá mập cổ đại có khả năng phóng ra điện còn tồn tại đến ngày nay
Chúng còn được biết tới với tên gọi “Cá mập mào”, là một trong những loài nguy hiểm nhất trên Trái đất và được mệnh danh là sát thủ đại dương.
Có hình dáng gần giống cá chình, dài khoảng 1,2m, cá mập mào thường sống hàng ngàn mét dưới đáy nước, xuất hiện ở nhiều nơi thuộc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Cá mập mào có hình dáng gần giống cá chình, dài khoảng 1,2m.
Cá mập mào có tới 300 chiếc răng sắc nhọn, sẽ găm chặt bất cứ con mồi nào, không cho chúng chạy thoát. Không chỉ vậy, miệng của cá mập mào còn có thể phồng to, đủ sức nuốt trọn con mồi có kích thước to bằng nửa chúng.
Các nhà khoa học cho biết, cá mập mào là loài sinh vật thời cổ đại vẫn còn tồn tại được đến ngày nay. Chúng thường sống ở những nơi có độ sâu từ 2000m dưới đáy đại dương nên rất ít khi con người có thể bắt gặp chúng ngoài tự nhiên.
Vì sống ở môi trường gần như biệt lập với thế giới bên ngoài nên trải qua hàng ngàn năm, cá mập mào gần như không tiến hóa hay phát triển thêm bất kỳ chi mới nào.
Những chiếc vây ở phía trước của chúng sẽ phát ra những luồng điện nhỏ vào mọi phía để phát hiện con mồi.
Khi đi săn, những chú cá mập đáng sợ này sẽ sử dụng đến những chiếc vây ở phía trước của mình sẽ phát ra những luồng điện nhỏ vào mọi phía, nhằm phát hiện con mồi tại những nơi tối tăm nhất của biển cả.
Nguồn tin: Theo Thanh Tuấn (Tổng hợp / Danviet.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn